1.1. Nguyên lý chung xây dựng một tầng khuếch đại
Tín hiệu điện vào một phần tử mà ra khỏi phần tử đó được tăng cường hơn mà vẫn giữ được dạng tín hiệu lúc vào gọi là khuếch đại.
Phần tử làm nhiệm vụ khuếch đại tín hiệu gọi là bộ khuếch đại. Sơ đồ khối của một bộ khuếch đại như sau:
1.2. Các tham số cơ bản của tầng khuyếch đại
Mức độ tăng cường tín hiệu so với tín hiệu vào gọi là hệ số khuếch đại (K).
Tùy thoeo tín hiệu khuếch đại là điện áp, dòng điện, công suất mà hệ số khuếch đại tương ứng được gọi là hệ số khuếch đại điện áp, hệ số khuếch đại dòng điện, hệ số khuếch đại công suất.
- Hệ số khuếch đại điện áp: KU=
v r U U
- Hệ số khuếch đại dòng điện:
VR R i I I K
- Hệ số khuếch đại công suất: KP =
Vr r
PP P
Trong đó: các đại lượng vào có chỉ sô chữ v, các đại lượng ra có chỉ sô là chữ r.
Bộ khuếch đại điện áp có: Ku > 1, Ki = 1. Bộ khuếch đại dòng điện có: Ku = 1, Ki > 1 Bộ khuếch đại công suất có: Ku > 1, Ki > 1
Trở kháng đầu vào và đầu ra của bộ khuếch đại được tính bằng công thức: Zv = v v I U Zr = r r I U
1.3. Các chế độ làm việc của tầng khuếch đại.
Các chế độ hoạt động của tầng khuếch đại là phụ thuộc vào chế độ phân cực cho Transistor, tuỳ theo mục đích sử dụng mà mạch khuếch đại được phân cực khuếch đại ở chế độ A, chế độ B, chế độ AB và chế độ C.
1.3.1. Mạch khuếch đại ở chế độ A.
Là mạch lấy tín hiệu ra giống hoàn toàn tín hiệu vào. Mạch khuếch đại chế độ A khuếch đại cả hai bán chu kỳ tín hiệu ngõ vào.
Để Transistor hoạt động ở chế độ A, ta phải định thiên sao cho điện áp UCE ~ 60% ÷ 70% Vcc.
1.3.2. Mạch khuếch đại ở chế độ B.
Là mạch chỉ khuếch đại một nửa chu kỳ của tín hiệu, mạch khuếch đại bán kỳ dương ta dùng transistor NPN, nếu khuếch đại bán kỳ âm ta dùng transistor PNP, mạch khuếch đại ở chế độ B không có định thiên. Mạch khuếch đại ở chếđộ B chỉ khuếch đại một bán chu kỳ của tín hiệu ngõ vào.
1.3.3. Mạch khuyếch đại ở chế độ AB
Là mạch tương tự khuếch đại ở chế độ B , nhưng có định thiên sao cho điện áp UBE sấp sỉ 0,6 V, mạch cũng chỉ khuếch đại một nửa chu kỳ tín hiệu và khắc phục hiện tượng méo giao điểm của mạch khuếch đại chế độ B.
1.3.4. Mạch khuyếch đại ở chế độ C
Là mạch khuyếch đại có điện áp UBE được phân cự ngược với mục đích chỉ lấy tín hiệu đầu ra là một phần đỉnh của tín hiệu đầu vào, mạch này thường sử dụng trong các mạch tách tín hiệu
Là thao tác hoàn ngược lại đầu ra kết quả đầu vào của một phần tín hiệu để ổn định của mạch hoạt động.
2. Tầng khuếch đại dùng Tranzito Bipolar 2.1. Tầng khuếch đại Emitơ chung EC