Bộ tạo tín hiệu xung chữ nhật (hay xung vuông):

Một phần của tài liệu Giáo trình điện tử công nghiệp (nghề vận hành nhà máy thủy điện) (Trang 53 - 56)

2.1. Bộ phát xung vuông

* Sơ đồ

* Nguyên lý hoạt động

Xét mạch điện ta thấy hoàn toàn đối xứng vì thế T1, T2được định thiên và phân cực hoàn toàn giống nhau. Mặt khác T1, T2 ràng buộc nhau nên mạch điện sẽ không hoạt động.

Nhưng thực tế các linh kiện khi chế tạo không bao giờ tuyệt đối giống nhau. T1, T2 được định thiên khác nhau vì thế sẽ có một đèn dẫn trước và khi đèn này dẫn thì đèn kia khoá.

Giả sử T1 dẫn trước. tụ C1 xả điện từ (+) C1 qua CET1 qua Mass và Vcc qua R3 qua (-) C1. Khi C1 xả điện xuất hiện đột biến xung âm tại cực BT2 qua Q2 khoá hoàn toàn. T2 khoá tụ C2 nạp điện từ Vcc qua R2 qua (+) C2 và (-) C2 qua BET1 về Mass. Tụ C2 nạp sẽ xuất hiện đột biến xung dương tại cực B của T1 làm T1 dẫn bão hoà. Khi T1 dẫn bão hoà thì C1 xả hết điện nên cực (-) của tụ C1 dương lên nên hay cực B của T2 dương lên, làm T2 bắt đầu dẫn. Khi T2 dẫn thì C2 xả điện từ (+) C2 qua CEQ2 về Mass và từ Vcc qua R4 qua (-) C2. Khi C2 xả làm xuất hiện đột biến xung âm tại cực BT1 làm T1 khoá lại. Khi T1 khoá tụ C1 nạp từ Vcc qua R1 qua (+) C1 và (-) C1 qua BET2 về Mass. Tụ C1 nạp làm xuất hiện đột biến xung (+) tại BT2 làm T2 dẫn bão hoà. Khi T2 dẫn bão hoà thì tụ C2 xả hết điện làm cho cực (-) tụ C2dương dần lên hay cực BT1 dương lên làm cho T1 bắt đầu dẫn.

Cứ như vậy T1, T2 thay nhau dẫn, khi T1 dẫn thì T2khoá và ngược. Khi RC1=RC2, RB1=RB2, C1 = C2, T1 = T2 thì đa hài là đối xứng. Tín hiệu lấy ra ở cực C là tín hiệu xung đa hài lệch nhau 1800, tần số của xung này phụ thuộc vào trị số của tụ C và RB.

Để cải thiện xung ra người ta dùng sơ đồ sau:

Nhờ có đi ốt D1, D2, nên thời gian nạp cảu tụ C1, C2 không ảnh hưởng qáu trình khóa của T1, T2 nên xung ra vuông hơn.

2.2. Đa hài Rôi - e phát xung vuông

Đa hài Rôi – e có ưu điểm đơn giản, công suất ra lớn, có phân cách mạch lực và mạch điều khiển (qua MBA)

Phần tử chính của đa hài là máy biến áp với đặc tính từ hóa hình chứ nhật và 2 transisitor T1 và T2 giống nhau hình a. Mạch có cấu tạo đối xứng do công nghệ chế tạo các linh kiện không hoàn toàn giống nhau. Giả sử T1 dẫn, dòng qua W1 tăng cuộn W3 sẽ cảm ứng sức điện động làm BT1 dương hơn ET1, để tạo hồi tiếp dương, khi đó T1 và lõi MBA đạt trạng thái bão hòa. Khi đó sức điện động W4 có cực tính làm T2 khóa hoàn toàn.

Khi lõi thép bão hòa, sức điện ddộng trong cuộn dây giảm neen bazo T1 bớt dương và dòng CT1 giảm. Quas trình dòng CT1 gây ra sức điện động cảm ứng trong cuộn dây có chiều ngược với chiều cũ, thế dương đặt vào BT2, thế âm đặt vào T1 nên T1 khóa và T2 dẫn bão hòa.

Điện áp đầu ra bên thứ cấp như hình b.

Chu kỳ xung phụ thuộc điện asp nguồn và kết cấu máy biến áp (cảmứng từ bão hòa, thiết diện lõi và số vòng dây)

2.3. Mạch tạo xung vuông dùng UJT * Sơ đồ * Sơ đồ

* Nguyên lý hoạt động

Khi cấp nguồn cho mạch T1 dẫn do đó T2 dẫn. Khi T1 dẫn tụ C được nạp qua R3 qua BET1 với cưcj tính như hình vẽ. Khi tụ C1 nạp đầy đến ngưỡng mở UJT thì UJT dẫn. Tụ C1 phóng điện +C1 qua UJT qua R2 về nguồn và từ nguồn qua R4 về -C2 làm T1 khóa dẫn đến T2 khóa. T2 khóa làm xuất hiện xung âm taị CT2 như hình b.

Cũng có thể tạo xung âm như hình sau:

Khi được cấp nguồn tụ C được nạp. Khi tụ C nạp đầy đến ngưỡng mở UJT thì UJT dẫn, khi UJT dẫn tụ C phóng điện. Mạch L-C tạo ra dòng điện có quy luật hình sincó tần số: f = RC 2 1

Khi dòng phóng cực đại thì điện áp trên tụ bằng không và UJT ngưng dẫn. Khi tụ C phóng điện thì UJT và T dẫn đầu ra Ur = -U (xung âm). Khi UJT khóa thì T khóa nên Ur = 0 hình b

Khi điều chỉnh VR sẽ thay đổi thời gian nạp tụ C tới ngưỡng mở của UJT tức là điều chỉnh được tần số xung.

Một phần của tài liệu Giáo trình điện tử công nghiệp (nghề vận hành nhà máy thủy điện) (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)