(Tiếp theo trang 54) Cần đưa ra các giải pháp

Một phần của tài liệu TC Moi truong so 9 _full_ff6cac9c (Trang 58 - 59)

thói quen tiêu dùng, đến giáo dục, hay trách nhiệm của nhà sản xuất. Tuy nhiên, sự cương quyết của Chính phủ đóng vai trò quan trọng trong việc đề ra và thực thi các giải pháp mang tính hệ thống, thông qua các biện pháp can thiệp về chiến lược để ngăn chặn ô nhiễm nhựa tại nguồn.

Để các kết quả đạt được trong việc giảm thiểu RTN này được duy trì và phát triển ở Phú Quốc, cũng như mở rộng ra các địa phương khác, cần có sự tham gia, chỉ đạo quyết liệt của chính quyền các cấp. Một diễn đàn hợp tác công - tư để các đơn vị chức năng, doanh

nghiệp và người dân cùng tham gia hành động và hỗ trợ các bên thực hiện kế hoạch hành động để đạt được môi trường sống tốt hơn là hướng đi bền vững trong thời gian tới. Những mô hình quản lý rác thải sinh hoạt và RTN đại dương do chính cộng đồng địa phương tự chủ cần được khích lệ, hỗ trợ và mở rộng bằng nhiều hình thức. Trong vấn đề chống RTN, WWF muốn nhấn mạnh rằng, cần có sự thay đổi từ tất cả mọi cá nhân, tổ chức trong nỗ lực chung, hướng tới một tương lai bền vữngn 

Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sống của con người, trong đó có tình trạng ô nhiễm chất thải hữu cơ ở các khu vực ao hồ, chuồng trại chăn nuôi. Các biện pháp truyền thống như dùng hóa chất không xử lý một cách triệt để mà còn tiêu diệt các vi khuẩn có ích, tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại phát triển. Để khắc phục tình trạng trên, nhóm nhà khoa học của Viện Công nghệ môi trường đã tiến hành nghiên cứu thành công chế phẩm sinh học Sagi Bio, đây là phương pháp xử lý chất thải bằng công nghệ sinh học, với cơ chế dựa trên các hoạt động sống của vi sinh vật, chủ yếu là vi khuẩn dị dưỡng hoại sinh có trong chất thải, để xử lý chất thải. Các chế phẩm sinh học Sagi Bio gồm các chủng vi khuẩn và xạ khuẩn được tuyển chọn và được đánh giá có mức độ an toàn sinh học cao.

Trước đây, tình trạng nước thải nuôi bò chảy tràn trên đường, hệ thống mương và ao hồ bốc mùi hôi thối là nỗi lo của nhiều người tại một số xã của huyện Gia Lâm, Hà Nội như Đặng Xá, Phù Đổng, Lệ Chi. Nhận thấy các vấn đề này, ngành môi trường và khoa học công nghệ của Hà Nội cũng như chính quyền các xã đã xây dựng mô hình nuôi giun và biogas để xử lý chất thải chăn nuôi của các hộ gia đình đã bắt đầu được áp dụng, nhưng lượng thải ra môi trường vẫn lớn. Riêng thôn Đổng Xuyên, xã Đổng Xá chỉ có 33/93 hộ chăn nuôi lắp đặt bể biogas, các hộ gia đình còn lại không áp dụng công nghệ nào để xử lý nước thải chăn nuôi cũng như nước thải sinh hoạt, tất cả nước thải lẫn chất thải rắn đều thải ra hệ thống mương chung của thôn, sau đó chảy thẳng vào sông Giàng và bốc mùi hôi thối. Do đó, nhóm nghiên cứu đã xây dựng một mô hình tổng thể gồm: Sử dụng chế phẩm sinh học Sagi Bio để xử lý mùi ngay tại chuồng trại;  Nước thải chăn nuôi, sinh hoạt từ các hộ dân được thu gom vào hệ thống mương sau đó đưa nước thải vào hệ thống các bể lọc đất ngập nước và cuối cùng đẩy sang bể thủy sinh. Nhóm nghiên cứu sử dụng chế phẩm sinh học Sagi Bio (sản phẩm đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích số  2-0001762,  được công bố ngày 25/7/2018), gồm các chủng vi khuẩn Bacillus, xạ khuẩn Streptomyces chịu nhiệt và ưa nhiệt sinh

Một phần của tài liệu TC Moi truong so 9 _full_ff6cac9c (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)