Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội và tốc độ đô thị hóa nhanh đã kéo theo lượng

Một phần của tài liệu TC Moi truong so 9 _full_ff6cac9c (Trang 69 - 71)

tốc độ đô thị hóa nhanh đã kéo theo lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) ngày càng gia tăng, tạo áp lực không nhỏ đến môi trường tại Hà Tĩnh. Để giảm lượng rác phát sinh, hạn chế ô nhiễm môi trường, Hà Tĩnh đã triển khai nhiều giải pháp nhằm tăng cường phân loại rác (PLR) tại nguồn, mang lại hiệu quả thiết thực cho công tác quản lý môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn tỉnh.

LAN TỎA HOẠT ĐỘNG PLR TẠI NGUỒN

Để BVMT tại địa phương, hạn chế lượng rác thải ra môi trường, giúp giảm chi phí trong công tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH, thời gian qua, chính quyền tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo quyết liệt, triển khai sâu rộng hoạt động PLR tại nguồn ở các đơn vị, địa phương trong toàn tỉnh, xây dựng mô hình phân loại, xử lý rác tại hộ gia đình. Đặc biệt, tỉnh đã ban hành các chính sách, pháp luật nhằm triển khai thực hiện công tác PLR tại nguồn như Nghị quyết số 79/2017/NQ-HĐND ngày 13/12/2017 về một số chính sách BVMT giai đoạn 2018 - 2020, Nghị quyết số 190/2019/NQ-HĐND ngày 15/12/2019 của HĐNH tỉnh về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 79/2017/NQ-HĐND. Trong đó có cơ chế hỗ trợ người dân của TP. Hà Tĩnh, thị xã Kỳ Anh và thị xã Hồng Lĩnh thực hiện PLR tại các hộ gia đình; lồng ghép với nguồn vốn từ Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) để hỗ trợ kinh phí cho người dân tại một số xã thuộc các huyện ở khu vực nông thôn, miền núi mua thùng đựng rác, xe đẩy tay, chế phẩm sinh học, xây dựng hố xử lý rác hữu cơ tại hộ gia đình…

Năm 2019, tỉnh đã phân bổ 2 tỷ đồng từ nguồn vốn của Chương trình xây dựng NTM thực hiện mô hình thí điểm xử lý rác thải hữu cơ sau phân loại tại hộ gia đình ở các xã đăng ký đạt chuẩn NTM. Để nâng cao hiệu quả hoạt động PLR, một số xã đã ban hành quy chế PLR và đã được người dân ủng hộ, thực hiện nghiêm túc. Từ đó, góp phần giảm tải cho các bãi rác, trạm chung chuyển, khu xử lý tập trung, giảm

phương trên địa bàn tỉnh cũng chủ động tổ chức tập huấn, hướng dẫn thực hiện PLR tại nguồn đến từng thôn xóm, khu dân cư; ban hành các chính sách hỗ trợ thực hiện PLR. Cụ thể, HĐND huyện Thạch Hà đã ban hành Nghị quyết số 07/NQ-HĐND quy định chính sách hỗ trợ công tác PLR tại nguồn cho các khu dân cư trên địa bàn huyện, với mức 10 triệu đồng/ khu. Đến nay, toàn huyện có 16.129 hộ thực hiện PLR tại nguồn, đạt tỷ lệ 43,11%; triển khai được 5 mô hình xử lý rác thải hữu cơ tại các xã Tượng Sơn, Tân Lâm Hương, Thạch Trị, Thạch Sơn, Thạch Hải. Huyện đang tiếp tục nhân rộng mô hình phân loại, xử lý rác tại hộ gia đình trong toàn huyện, đồng thời, bố trí kinh phí 1 tỷ đồng để triển khai công tác PLR.

Sự quyết tâm, nỗ lực của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã đạt được

VSở TN&MT Hà Tĩnh tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho các cán bộ, người dân về PLR tại nguồn

những kết quả tích cực. Đến nay, tỉnh đã giảm được khoảng 15 - 20% lượng rác thu gom, vận chuyển, làm cho môi trường nông thôn Hà Tĩnh ngày càng trở nên xanh - sạch - đẹp.

NHỮNG KHÓ KHĂN, THÁCH THỨC THÁCH THỨC

VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG PLR TẠI TĂNG CƯỜNG PLR TẠI NGUỒN 

Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả trên, việc triển khai công tác PLR tại Hà Tĩnh cũng còn một số bất cập như mô hình PLR ở địa phương không được duy trì thường xuyên; nhận thức của người dân còn hạn chế, chưa tự giác trong PLR tại nguồn. Các cấp chính quyền chưa sâu sát trong kiểm tra, giám sát việc thực hiện PLR. Ngoài ra, theo Thông tư số 43/2017/TT-BTC ngày 12/5/2017 quy định về quản lý và sử dụng kinh phí

sự nghiệp thực hiện CTMTQG xây dựng NTM giai đoạn 2016 - 2020; Thông tư số 08/2019/TT- BTC ngày 30/01/2019 của Bộ Tài chính về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 43/2017/TT-BTC, đối tượng xây dựng hố rác để tự phân loại và xử lý tại hộ gia đình là hộ nghèo, cận nghèo, nên gây khó khăn cho việc triển khai, nhân rộng mô hình PLR tại nguồn.

Nhằm thực hiện Đề án thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH, tỉnh đã đề ra mục tiêu đến năm 2025, tất cả các địa phương trên địa bàn tỉnh phải triển khai công tác PLR tại nguồn. Để đạt được mục tiêu đó, trong thời gian tới tỉnh sẽ tập trung vào một số giải pháp cụ thể: Các cấp chính quyền tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra giám sát người dân thực hiện PLR tại nguồn, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; có chính sách hỗ trợ xây dựng các mô hình thu gom, phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt tại nguồn. Đồng thời, đưa công tác thu gom, phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt và thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt thành một nội dung cụ thể trong thực hiện tiêu chí số 17 trong Bộ tiêu chí xây dựng NTM tại Hà Tĩnh. Bên cạnh đó, tiếp tục nhân rộng mô hình PLR tại nguồn, xử lý rác hữu cơ tại hộ gia đình; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về trách nhiệm PLR, xử lý rác hữu cơ tại hộ gia đình.

Với nỗ lực, quyết tâm của các cấp, ngành, mong rằng, công tác PLR tại nguồn tại Hà Tĩnh ngày càng thành công, giúp BVMT và xây dựng Hà Tĩnh trở thành tỉnh NTM kiểu mẫu đầu tiên trên cả nướcn

TRẦN THỊ THÀNH - TRẦN HƯƠNG TRẦN HƯƠNG

VNgười dân Hà Tĩnh được hướng dẫn sử dụng chế phẩm sinh học để ủ phân compost

THÀNH CÔNG TỪ VIỆC HÌNH THÀNH MÔ HÌNH NÔNG THÔN VĂN MINH HÌNH NÔNG THÔN VĂN MINH

Năm 1978, Hội nghị toàn thể Trung ương 3 khóa XI Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đưa ra quyết sách mang tính lịch sử, chuyển trọng tâm công tác của Đảng và Nhà nước sang xây dựng kinh tế, phát triển nông thôn, tiến hành cải cách mở cửa... Theo đó, quá trình xây dựng NTM của Trung Quốc có thể chia thành 4 giai đoạn.

Giai đoạn 1 (từ năm 1978 - 1984) là giai đoạn đột phá cải cách nông thôn của Trung Quốc. Một số vùng nông thôn đã tự phát hình thành các hình thức như khoán sản phẩm đến tổ, hộ. Cùng với đó, bắt đầu từ năm 1983, Trung Quốc tiến hành tách chính quyền và công xã nhân dân, xóa bỏ công xã nhân dân để thành lập xã. Đến đầu năm 1984, cả nước đã thành lập được hơn 90 nghìn xã, thị trấn, 900 nghìn thôn, giải thể thể chế công xã nhân dân. Điều này đã làm thay đổi căn bản cơ sở tổ chức kinh tế vi mô ở nông thôn Trung Quốc, huy động mạnh mẽ tính tích cực sản xuất của người dân, giải phóng lực lượng sản xuất ở nông thôn, thúc đẩy nông nghiệp tăng trưởng với tốc độ cao, đặt nền móng cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân.

Giai đoạn 2 (từ năm 1985 - 1991) là giai đoạn thúc đẩy cải cách toàn diện nông thôn, thực hiện chế độ thống nhất thu mua theo hợp đồng và giá trên thị trường, tiêu thụ nông sản. Ngoài lương thực và bông, giá cả các loại nông sản khác do cung cầu trên thị trường điều tiết. Thông qua cải cách trong giai đoạn này, kinh tế hàng hóa dần được hình thành, đã phát huy tác dụng, đặt cơ sở cho kinh tế nông nghiệp và nông thôn quá độ toàn diện chuyển sang kinh tế thị trường.

Giai đoạn 3 (từ năm 1992 - 2001) là giai đoạn cải cách nông thôn chuyển toàn diện sang thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Tháng

Một phần của tài liệu TC Moi truong so 9 _full_ff6cac9c (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)