tại Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình
Giai đoạn 2020 - 2025 là giai đoạn mở đầu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2020 - 2030, tăng trưởng và phát triển kinh tế của giai đoạn này có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng cho phát triển kinh tế 10 năm giai đoạn 2020 - 2030 của đất nước. Mục tiêu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam đề ra trong giai đoạn này là tăng trưởng điện thương phẩm bình quân đạt 8,6% - 9%/năm (tương ứng điện thương phẩm đến năm 2025 dự kiến đạt khoảng 335 tỷ kWh). Do đó, nhiệm vụ hàng đầu đặt ra cần phải nâng cao hiệu quả vận hành của các nhà máy như tiết giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu suất tổ máy, đảm bảo tổ máy vận hành liên tục khi tham gia thị trường phát điện cạnh tranh.
Để thực hiện được nhiệm vụ không kém phần nặng nề ấy, theo lãnh đạo Công ty Nhiệt điện Thái Bình, Công ty đã, đang, tiếp tục xây dựng và tích cực triển khai nhiều giải pháp. Cụ thể là không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng vận hành và xử lý sự cố của đội ngũ cán bộ kỹ thuật, nhân viên vận hành. Từ khi thành lập đến nay, hàng năm, Công ty đều lên kế hoạch và tổ chức các buổi diễn tập sự cố, từ đó, trao đổi, phân tích, đánh giá nguyên
điểm đến hấp dẫn, đặc biệt với du khách trong nước và các nhà đầu tư. Tuy nhiên, mặc dù có nhiều lợi thế phát triển du lịch nhưng tỉnh cũng đang phải đối mặt với những thách thức về môi trường. Theo số liệu thống kê của Sở TN&MT tỉnh, mỗi ngày, Phú Yên thải ra môi trường 510 tấn rác, trong đó RTN chiếm 18,31% khối lượng chất thải rắn sinh hoạt và có xu hướng ngày càng tăng. Nhiều nhất là túi ni lông, ống hút nhựa (chiếm đến 60% lượng RTN). Hầu hết, trong đó là nhựa có chất lượng kém, khó phân hủy và không thể tái chế (chiếm khoảng 80%). Trong đó, hai đô thị là Tuy Hòa và Sông Cầu đã thải tới 40% lượng rác của toàn tỉnh với lần lượt là 130 tấn và 65 tấn. Tuy nhiên, chỉ 76% lượng rác thải được thu gom và chỉ một phần được xử lý đúng cách, không gây nguy hại tới môi trường. Lượng rác còn lại được đổ, chất đống tại các bãi rác để đốt hoặc
chôn lấp, gây tác hại lớn tới môi trường.
Quan trọng hơn, trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của HĐND tỉnh đã xác định du lịch là ngành công nghiệp then chốt trong phát triển kinh tế, tuy nhiên đi cùng với đó là sự gia tăng rác thải từ khách du lịch và các dịch vụ đi kèm. Trước thực trạng trên, tỉnh Phú Yên đã triển khai nhiều giải pháp vừa phát triển kinh tế, vừa tăng cường bảo tồn thiên nhiên và BVMT. Qua các buổi họp giữa GreenHub với tỉnh Phú Yên, lãnh đạo tỉnh cũng đưa ra nhận định về những khó khăn tiềm tàng và cần triển khai những chính sách quản lý rác thải nhằm xây dựng nền kinh tế bền vững trong tương lai.
Theo đó, Chương trình “không RTN” được triển khai trên địa bàn tỉnh Phú Yên trong 3 năm (2019 - 2021). Với mục tiêu giảm 25% lượng