NHÂN RỘNG CÁC MÔ HÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT NÔNG THÔN

Một phần của tài liệu TC Moi truong so 9 _full_ff6cac9c (Trang 64 - 65)

thông số đạt, 4 thông số còn lại tiệm cận tiêu chuẩn cột B của QCVN 14:2008/BTNMT; phù hợp với điều kiện địa hình phân tán của vùng nông thôn; chi phí lắp đặt, quản lý, vận hành thấp hơn nhiều so với xử lý tập trung. Đặc biệt, người dân dễ tiếp cận, sử dụng; nước thải đầu ra có thể tái sử dụng phục vụ tưới cây. Từ một số công trình thí điểm, đến nay mô hình đã lan tỏa, triển khai trên diện rộng với gần 1.600 hộ gia đình/45 xã/12 huyện, thị xã, thành phố trong toàn tỉnh tham gia lắp đặt. Tỉnh

Hà Tĩnh đang rà soát, dự kiến bổ sung đề tài này vào tiêu chí nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, cũng như đề xuất Trung ương đưa vấn đề xử lý rác thải, nước thải sinh hoạt thành một tiêu chí trong Bộ tiêu chí Nông thôn mới.

Tại Hội thảo, các đại biểu tập trung thảo luận một số nội dung: Giải pháp nhân rộng các mô hình xử lý nước thải sinh hoạt nông thôn hiện nay; cơ chế hỗ trợ, chính sách để thực hiện mô hình; trách nhiệm quản lý nhà nước của cấp Trung ương, tỉnh, huyện, xã…

Những năm qua, hoạt động sản xuất nông nghiệp của tỉnh Sơn La đã có nhiều chuyển biến tích cực, nông sản tăng cả về số lượng cũng như chất lượng, người dân đã đưa các giống cây mới, cho năng suất cao, đồng thời áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, trong đó có việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trên cây trồng. Để tránh những tác động tiêu cực gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, tỉnh Sơn La luôn chú trọng đến công tác thu gom, xử lý bao bì thuốc BVTV sau sử dụng.

TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG BUÔN BÁN, SỬ DỤNG, TIÊU HỦY THUỐC BUÔN BÁN, SỬ DỤNG, TIÊU HỦY THUỐC BVTV

Theo số liệu thống kê của Sở NN&PTNT tỉnh Sơn La, trung bình mỗi năm, toàn tỉnh sử dụng khoảng 500 tấn thuốc BVTV và 300 tấn phân bón các loại, trong đó, thuốc trừ cỏ chiếm tới 72%. Với lượng thuốc sử dụng như trên, bao gói thuốc BVTV sau sử dụng thải ra môi trường khoảng 15 - 20 tấn, đáng chú ý, lượng vỏ chai nhựa thuốc trừ cỏ chiếm đến 50 - 60%.

Thực hiện quy định tại Thông tư liên tịch số 05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 16/5/2016 giữa Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT về việc hướng dẫn thu gom, vận chuyển, xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng, từ cuối năm 2016, tỉnh Sơn La đã triển khai mô hình xây dựng bể chứa bao gói thuốc BVTV tại 14 bản của xã Chiềng Đen, TP. Sơn La và 12 bể ở 3 xã của huyện Mộc Châu. Đặc biệt, thực hiện Đề án quản lý, thu gom, tiêu hủy bao gói thuốc BVTV sau sử dụng giai đoạn 2018 - 2020, trong 2 năm 2018 - 2019, tỉnh đã xây dựng mới 1.975 bể chứa (675 bể chứa theo kế hoạch Đề án, đặt tại TP. Sơn La, các huyện: Mộc Châu, Mai Sơn, Sông Mã, Mường La, Phù Yên, Thuận Châu, Yên Châu và 22 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM); 1.300 bể chứa từ nguồn ngân sách địa phương và đóng góp của nhân dân). Tính đến hết năm 2019, toàn tỉnh có tổng cộng 2.292 bể chứa, phân bố trên địa bàn 80 xã; đưa đi tiêu hủy 27.000 kg bao gói thuốc BVTV theo quy định, đáp ứng nhu cầu xử lý của khoảng 25% diện tích sản xuất nông nghiệp. Ngày 8/1/2020, UBND tỉnh Sơn La tiếp tục ban hành Kế hoạch số 06/KH-UBND về thực hiện

SƠN LA:

Một phần của tài liệu TC Moi truong so 9 _full_ff6cac9c (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)