KỸ THUẬT CHẨN ĐOÁN TRON GY HỌC HẠT NHÂN

Một phần của tài liệu tckhcnso-40 (Trang 25 - 26)

TRON GY HỌC TRÊN THẾ GIỚ

KỸ THUẬT CHẨN ĐOÁN TRON GY HỌC HẠT NHÂN

mỗi năm với dân số 311 triệu người, và ở Châu Âu khoảng 10 triệu liệu pháp với dân số 500 triệu người. Ở Australia có khoảng 560.000 liệu pháp mỗi năm với dân số 21 triệu người, trong đó 470.000 liệu pháp sử dụng đồng vị của lò phản ứng hạt nhân. Sử dụng dược liệu phóng xạ trong chẩn đoán tăng lên trên 10% mỗi năm.

Thị trường đồng vị phóng xạ toàn cầu có giá trị khoảng 4,8 tỷ USD trong năm 2012, đồng vị phóng xạ chiếm khoảng 80% số tiền này, và ước tính sẽ đạt khoảng 8 tỷ USD vào năm 2017. Bắc Mỹ là thị trường chủ đạo đối với đồng vị phóng xạ chẩn bệnh, chiếm gần một nửa thị phần, trong khi Châu Âu chiếm khoảng 20%.

Y học hạt nhân được các bác sỹ phát triển trong những năm 50 của thế kỷ trước, chủ yếu cho nội tiết, mới đầu sử dụng đồng vị I-131 để chẩn bệnh và rồi trị bệnh tuyến giáp. Trong những năm qua các chuyên gia cũng bắt đầu với X-quang (radiology), như liệu pháp PET/CT kép được thiết lập.

Scan cắt lớp X-ray (Computed X-ray to- mography scan-CT) và y học hạt nhân chiếm tới 36% tổng phơi nhiễm bức xạ và 75% của chiếu xạ y tế ở Mỹ. Tổng phơi nhiễm bức xạ trung bình hàng năm ở Mỹ tăng từ 3,6 mSv lên 6,2 mSv mỗi năm trong đầu những năm 80. Phơi nhiễm bức xạ công nghiệp, bao gồm cả từ nhà máy điện hạt nhân, nhỏ hơn 0,1% của tổng phơi nhiễm bức xạ.

KỸ THUẬT CHẨN ĐOÁN TRONG Y HỌC HẠT NHÂN HẠT NHÂN

Kỹ thuật chẩn đoán trong y học hạt nhân là sử dụng chỉ điểm (dấu/vết) phóng xạ, dấu vết

này phát ra tia gamma từ trong cơ thể con người. Nhìn chung các nguyên tố chỉ điểm này là những đồng vị có bán rã ngắn gắn kết với những hợp chất hóa học, hợp chất này khiến cho quá trình sinh học trong bộ phận đích (mục tiêu) của cơ thể được nghiên cứu kỹ lưỡng. Có thể thực hiện bằng tiêm, hít hoặc uống. Loại đầu tiên là photon đơn được phát hiện bằng camera gamma, camera này có thể nhìn thấy các cơ quan nội tạng từ nhiều góc độ khác nhau. Camera tạo ra một bức ảnh từ những điểm mà từ đó bức xạ phát ra; ảnh này được máy tính phóng lên màn hình và các bác sỹ nhận biết được những bệnh lý bất thường từ ảnh này.

Một phát triển gần đây nữa là kỹ thuật bị cắt lớp phát xạ hạt positron (Positron Emission Tomography) (PET), kỹ thuật này là một kỹ thuật tinh vi và chính xác hơn, sử dụng các đồng vị được tạo ra trong một máy gia tốc cộng hưởng từ. Một hạt nhân phóng xạ phát hạt positron được tiêm vào, và tích tụ trong các tế bào đích (tế bào bệnh). Khi nó phân rã, nó phát ra một hạt posi- tron, hạt này kết hợp nhanh chóng với một elec- tron gần đấy, dẫn đến phát xạ đồng thời hai tia gamma nhận dạng được trong những hướng đối diện. Tia gamma này được một camera PET phát hiện và cho biết rất chính xác về xuất xứ của tia. Vai trò lâm sàng quan trọng nhất của PET là trong ung bướu học, sử dụng đồng vị F-18 là nguyên tố chỉ điểm, PET chứng tỏ là phương pháp chính xác nhất không là tổn thương tế bào đích để phát hiện và đánh giá các bệnh ung thư. PET cũng được dùng để chụp ảnh tim và não. Chụp ảnh PET/CT là một phương pháp chẩn đoán hiện đại, cho phép định tính và định lương, nghiên cứu những biến đổi sinh lý và bệnh ý trong một số bệnh tim mạch. Hình ảnh PET/CT với các dược chất phóng xạ phù hợp cho các kết

THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HẠT NHÂN

quả chính xác hơn. Các đồng vị phóng xạ gắn trên các dược chất này có thời gian bán rã rất ngắn.

Hình 1. Hình ảnh PET/CT

Những liệu pháp mới kết hợp PET với scan cắt lớp X-ray máy tính có được hai hình ảnh (PET/CT), khiến cho chẩn đoán tốt hơn 30 % so với chỉ dùng camera gamma truyền thống. Đây là một công cụ rất quan trọng và mạnh đem đến thông tin duy nhất về một loạt các bệnh tật từ bệnh mất trí nhớ đến bệnh tim mạch và ung thư.

Việc định vị nguồn phát xạ trong cơ thể tạo ra sự khác nhau về cơ bản giữa hình ảnh y học hạt nhân và các kỹ thuật ảnh khác như là X- ray. Hình ảnh gamma cho thấy vị trí và mật độ đồng vị phóng xạ trong bộ phận đích trong cơ thể. Trục trặc của bộ phận nội tạng có thể được xác định nếu một phần đồng vị được đưa vào bộ phận (điểm lạnh), hoặc đưa vào nhiều đồng vị (điểm nóng). Nếu một loạt hình ảnh được chụp trong một khoảng thời gian, sự dịch chuyển đồng vị với tỷ lệ không bình thường cho thấy sự trục trặc trong bộ phận cơ thể.

Một lợi thế khác biệt của hình ảnh hạt nhân so với các kỹ thuật X-ray là cả hai tế bào xương và tế bào mềm có thể chụp được rõ nét. Điều này khiến cho các nước phát triển sử dụng kỹ thuật này hết sức bình thường, vì thế bất cứ ai

cũng có khả năng được kiểm tra một đến hai lần. Liều hữu hiệu trung bình là 4,6 mSv mỗi liệu pháp chẩn bệnh.

Một số bệnh viện lớn ở Việt Nam đã được trang bị máy máy cắt lớp positron PET/CT như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện 108, Bệnh viện Chợ Rẫy…

Một phần của tài liệu tckhcnso-40 (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)