CHẤT ĐỘC PHÓNG XẠ

Một phần của tài liệu tckhcnso-40 (Trang 31 - 32)

TRON GY HỌC TRÊN THẾ GIỚ

CHẤT ĐỘC PHÓNG XẠ

Trong 2006 tại nước Anh, một cựu điệp viên Nga bị đầu độc bằng polonium phóng xạ. Xác định người này bị đầu độc với liều gấp 100 lần so với liều được sử dụng trong TAT để điều trị ung thư và Po-210 tồn tại lâu hơn so với đồng vị sử dụng cho TAT. Chất phóng xạ này có thể được trộn lẫn trong đường.

Polonium có 26 đồng vị phóng xạ. Bảng tuần hoàn nguyên tố Web cho thấy polonium có độ độc hại hơn a xít hydrocyanic 250 tỷ lần. Chất này dễ hòa tan trong a xít yếu. Marie Curie phát hiện ra polonium trong 1898, Irene-con gái của Maria Curiep-bị nhiễm polonium trong một tai nạn phòng thí nghiệm và chết vì bệnh máu trắng.

Po-210 là sản phẩm phân rã lần cuối của U-238, trước khi alpha phân rã thành chì bền vững. Kết quả là phân rã beta Pb-210 (trong chuỗi phân rã U-238) thành Bi-21, beta của đồng vị bismuth nhanh chóng phân rã thành Po-210. Vì thế đồng vị polonium tăng lên trong tự nhiên, trong khi uranium lại có ở khắp nơi. Tuy nhiên, vì thời gian bán rã đồng vị polonium là 138 ngày, nên rất ít Po-210 có thể được thấy trong uranium hoặc trong quặng đuôi, chỉ với 0,1 mg/tấn. Hàm lượng Po-210 rất thấp trong đất, nhưng lại tập

trung trong thuốc lá và dấu vết của nó có thể được tìm thấy trong nước tiểu của người hút thuốc.

Po-210 cũng có thể được tạo ra từ chiếu xạ neutron của Bi-209, và đây là nguồn đáng kể của đồng vị này. Đồng vị này cũng vận hành các lò phản ứng làm mát bằng chì-bismuth, vì thế chì-bismuth này bị nhiễm với Po-210 bởi sự bắn phá neutron.

Bởi thời gian bán rã của nó ngắn, một gram Po-210 có độ phóng xạ bằng 5000 lần so với một gram radium, trong khi đó radium thiết lập ra tiêu chuẩn cho hoạt đính tính này. Nhưng thời gian bán rã 138 ngày của Po-210 đủ dài để vận chuyển và sử dụng trước khi nó mất tiềm năng phóng xạ.

Trần Minh Huân

Tài liệu tham khảo:

1. www.world-nuclear.org/non-power- nuclear-applications/radioisotopes/radioiso- topes-in-medicine/ 2. “Isotopes in Medicine” Boundless Chemistry, 25 Nov. 2014 from www.boundless. com/chemistry/techbooks 3. OECD/NEA 2012, A Supply & De- mand Update of the Mo-99 Market. 4. Practical Applications of Radioisotopes and Radiation, Lowenthal&Airey 2001, Cam- bridge UP. 5. Những kỹ thuật y học hạt nhân tiên tiến được triển khai gần đây ở Việt Nam,Phan Sỹ An, Thông tin Khoa học-Kỹ thuật hạt nhân, số 39, 2014

THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HẠT NHÂN

Trong giai đoạn từ nay đến 2020, Viện NLNTVN có nhiệm vụ chính là triển khai thực hiện Dự án xây dựng Trung tâm Khoa học và Công nghệ hạt nhân (KHCNHN) nhằm hoàn thành xây dựng và đưa Trung tâm KHCNHN vào hoạt động phục vụ nghiên cứu phát triển công nghệ điện hạt nhân. Tăng cường năng lực hỗ trợ kỹ thuật bảo đảm đáp ứng yêu cầu kiểm tra chất lượng và bảo đảm chất lượng cho công trình và thiết bị nhà máy điện hạt nhân, phân tích, thẩm định, đánh giá an toàn hạt nhân, an toàn bức xạ, chuẩn đo lường bức xạ, kiểm định và hiệu chuẩn thiết bị, đánh giá tác động môi trường, ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân phục vụ cho việc đưa nhà máy điện hạt nhân đầu tiên vào vận hành an toàn.

Viện hiện có 9 cơ sở nghiên cứu triển khai với 450 cán bộ nghiên cứu có trình độ từ đại học

trở lên. Trong đó có Trung tâm đào tạo hạt nhân là một đơn vị trực thuộc Viện NLNTVN có nhiệm vụ giúp Viện NLNTVN quản lý và điều phối các hoạt động đào tạo tiến sĩ cho 4 mã ngành trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử. Ngoài ra Viện NLNTVN còn có Trung tâm đào tạo đặt tại Viện Nghiên cứu hạt nhân, Cơ sở đào tạo NUTECH đặt tại Viện Khoa học và kỹ thuật hạt nhân phục vụ mục đích đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành năng lượng nguyên tử, nâng cao trình độ chuyên môn trong các lĩnh vực ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong đời sống kinh tế xã hội, các khóa đào tạo chuyên sâu về nghiên cứu cơ bản và công nghệ như ghi đo bức xạ, an toàn bức xạ, ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân, công nghệ điện hạt nhân.

Các nguồn lực phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng

Một phần của tài liệu tckhcnso-40 (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)