CỦA VIỆN NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ VIỆT NAM

Một phần của tài liệu tckhcnso-40 (Trang 32 - 37)

VIỆT NAM

Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam (NLNTVN) là tổ chức sự nghiệp khoa học công lập trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, có chức năng nghiên cứu - triển khai trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.

Về đội ngũ cán bộ, hiện Viện NLNTVN có 810 cán bộ, nhân viên trong đó có 6 giáo sư, phó giáo sư, 40 tiến sĩ, 112 thạc sĩ và 577 cán bộ có trình độ đại học. Đây là đội ngũ chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử trong đó có cả những chuyên gia đầu ngành. Về cơ sở vật chất trang thiết bị, hiện Viện NLNTVN có những thiết bị lớn như: Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt; Các dây chuyền thiết bị sản xuất, điều chế đồng vị phóng xạ; Các cơ sở sản xuất thử nghiệm quy mô nhỏ (dạng pilot) về xử lý quặng uran và xử lý monazit; Thiết bị chiếu xạ công nghiệp dùng nguồn Co-60 hoạt độ 400 kCi tại Thành phố Hồ Chí Minh; Thiết bị chiếu xạ bán công nghiệp dùng nguồn Co-60 hoạt độ 200 kCi tại Hà Nội; Máy gia tốc chùm tia điện tử phục vụ công tác chiếu xạ; Máy gia tốc proton KOTRON 13MeV điều chế dược chất phóng xạ; Các hệ thiết bị phân tích như khối phổ kế AAS, ICP-MS, GC-MS, các hệ phổ kế gamma, alpha...; Phòng chuẩn cấp II về liều bức xạ ion hóa - kiểm định và hiệu chuẩn thiết bị đo lường bức xạ; Phòng thí nghiệm NDT… Đây là các trang thiết bị và phòng thí nghiệm vào loại hiện đại nhất ở nước ta trong lĩnh vực NLNT cũng như so với một số nước trong khu vực.

Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt

Theo kế hoạch đến năm 2020 Viện NLNTVN sẽ đưa vào khai thác sử dụng Trung tâm KHCNHN với số cán bộ nghiên cứu có trình

độ từ đại học trở lên dự kiến là 400 người. Trung tâm KHCNHN có vốn đầu tư khoảng 500 triệu USD gồm nhiều tổ hợp nghiên cứu lớn như: Lò nghiên cứu công suất 10 - 20 MW, các phòng thí nghiệm đồng bộ về nghiên cứu thiết kế nhà máy điện hạt nhân, thiết kế nhiên liệu hạt nhân, xử lý chất thải phóng xạ, nghiên cứu vật liệu sử dụng trong lò phản ứng và các phòng thí nghiệm hiện đại về ứng dụng năng lượng nguyên tử trong lĩnh vực sản xuất đồng vị phóng xạ, khoa học vật liệu, công nghệ bức xạ, công nghệ sinh học và y học.

Nội dung các chương trình đào tạo bồi dưỡng

Viện NLNTVN hiện đang thực hiện đào tạo 4 mã ngành tiến sĩ đó là: Vật lý lý thuyết và Vật lý toán, Vật lý nguyên tử, Hóa vô cơ và Hóa phân tích. Với số lượng giảng viên cơ hữu là 56 cán bộ trong đó có 2 giáo sư, 6 phó giáo sư, 48 giảng viên có trình độ là thạc sĩ, tiến sĩ. Hàng năm Viện NLNTVN tuyển sinh từ 6 - 8 nghiên cứu sinh cho 4 mã ngành trên.

Viện NLNTVN có các khóa bồi dưỡng chuyên môn ngắn hạn nhằm cập nhật kiến thức hạt nhân, cung cấp kiến thức và các kỹ năng cần thiết để có thể thực thi các công việc chuyên môn tại các cơ sở nghiên cứu của Viện NLNTVN. Các khóa bồi dưỡng trong nước gồm: khóa 12 tháng; khóa 3 tháng; khóa 2-4 tuần. Khóa 12 tháng nhằm cung cấp kiến thức và kỹ năng bổ sung cho các cán bộ mới tuyển dụng hoặc các cán bộ được cử đi bồi dưỡng ở nước ngoài 6 tháng – 1 năm. Khóa 3 tháng nhằm cung cấp kỹ năng đặc biệt cho các hướng chuyên môn hẹp; khóa 2-4 tuần nhằm cập nhật kiến thức mới.

Các khóa bồi dưỡng ở nước ngoài hiện chủ yếu vẫn dựa trên kênh hợp tác với Cơ quan

THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HẠT NHÂN

nguyên tử năng quốc tế (IAEA) thông qua các dự án hợp tác kỹ thuật mà IAEA tài trợ cho Việt Nam hoặc các lớp ngắn hạn do IAEA tổ chức. Ngoài ra còn có các khóa bồi dưỡng ngắn hạn cho các cán bộ của Viện NLNTVN dựa trên hợp tác song phương với các nước Nhật Bản và Hàn Quốc. Nội dung của các khóa bồi dưỡng này tập trung vào các hướng chuyên môn: An toàn hạt nhân, an toàn bức xạ, an ninh hạt nhân, ứng dụng kỹ thuật hạt nhân...

Kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ từ năm 2010 đến tháng 6/2014

Từ năm 2010 cho đến nay đã có 16 nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án tiến sĩ và 42 nghiên cứu sinh đang được đào tạo tại Viện NLNTVN.

Viện NLNTVN đã cử đi đào tạo 32 cán bộ theo học chương trình thạc sĩ và cử 26 cán bộ theo học chương trình tiến sĩ ở trong và ngoài nước. Hàng năm có khoảng 200 lượt sinh viên từ các trường đại học trong cả nước được thực tập tại các đơn vị trực thuộc Viện NLNTVN như: Viện Nghiên cứu hạt nhân, Viện Khoa học và kỹ thuật hạt nhân, Viện Công nghệ xạ hiếm, Trung tâm Hạt nhân Tp HCM, Trung tâm Đánh giá không phá hủy, Trung tâm Chiếu xạ HN, VINAGAMMA… Hàng năm các đơn vị như: Viện Nghiên cứu hạt nhân, Viện Khoa học và kỹ thuật hạt nhân, Trung tâm NDE, Trung tâm CANTI, và Trung tâm Hạt nhân Tp HCM đã đào tạo về an toàn bức xạ trong y tế, công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ cho khoảng 2000 cán bộ từ các cơ quan quản lý nhà nước, bệnh viện, cơ sở ứng dụng năng lượng nguyên tử trong cả nước.

Định hướng hoạt động đào tạo và bồi dưỡng trong giai đoạn 2015-2020

Viện NLNTVN tiếp tục duy trì chương trình đào tạo tiến sĩ.Tổ chức đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên gia năng lượng nguyên tử có trình độ cao về lý thuyết, thực hành và các cán bộ đầu đàn thực sự là những chuyên gia giỏi đảm nhận nhiệm vụ chủ trì các hướng nghiên cứu khoa học chủ yếu về công nghệ hạt nhân phục vụ chương trình phát triển điện hạt nhân và ứng dụng bức xạ.

Tổ chức và thực hiện các khóa đào tạo bổ sung kiến thức, đào tạo lại cho các cử nhân, kỹ sư các ngành để phục vụ cho chương trình phát triển điện hạt nhân.

Tổ chức đào tạo chuyên ngành nhằm cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ, chứng chỉ hoạt động dịch vụ ứng dụng năng lượng nguyên tử theo quy định của Luật Năng lượng nguyên tử.

Tổ chức các khóa đào tạo về an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân và một số chuyên môn khác cho cán bộ quản lý, hoạt động trong lĩnh vực liên quan đến năng lượng nguyên tử ở các địa phương và các ngành kinh tế - xã hội trong cả nước.

Tổ chức và thực hiện các khóa đào tạo cho cán bộ khoa học công nghệ, kỹ thuật viên có sử dụng kỹ thuật hạt nhân, thiết bị hạt nhân trong các cơ sở y học hạt nhân và xạ trị; trong lĩnh vực môi trường, sinh học và các ngành công nghiệp.

Tổ chức các khóa huấn luyện ngắn hạn cơ bản, các lớp chuyên đề nâng cao trình độ cho cán bộ trong Viện NLNTVN, tổ chức các hoạt động liên doanh, liên kết đào tạo.

Tổ chức đào tạo bổ túc chuyên môn, ngoại ngữ cho cán bộ chuẩn bị được cử đi đào tạo ở nước ngoài.

Hợp tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ với các đơn vị trong và ngoài nước

Hợp tác với các đơn vị ở nước ngoài. Ngoài những đơn vị hợp tác đào tạo ở nước ngoài đã có tính truyền thống như: Cơ quan Năng lượng nguyên tử Nhật Bản (JAEA), Cơ quan pháp quy Nhật Bản (NRA), Viện nghiên cứu Năng lượng hạt nhân Hàn Quốc (KAERI), Viện Nghiên cứu an toàn hạt nhân Hàn Quốc (KINS), Viện Công nghệ bức xạ tiên tiến Hàn Quốc (ARTI) và Viện Công nghệ tiên tiến Hàn Quốc (KAIST) trong thời gian qua Viện NLNTVN đã tiến hành ký kết hợp tác với các trường đại học như Nagao- ka, Fukui, Kyushu - Nhật Bản, các công ty Công ty Skoda JS – Cộng hòa Séc, Công ty điện lực Westinghouse để cử cán bộ đi đào tạo về công nghệ điện hạt nhân, công nghệ lò nghiên cứu, các hướng nghiên cứu tiên tiến mang tính ứng dụng trên lò phản ứng nghiên cứu, tính toán an toàn và thiết kế nhà máy điện hạt nhân. Ngoài ra Viện NLNT sẽ thúc đẩy sự hợp tác với Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), Tổ chức hợp tác vùng Châu Á-Thái Bình Dương (RCA), Diễn đàn Hợp tác hạt nhân Châu Á (FNCA) và các đối tác nước ngoài khác xây dựng hệ thống các chương trình đào tạo cho từng chức danh chuyên gia ngành năng lượng nguyên tử Việt Nam, tổ chức biên soạn hoặc biên dịch các giáo trình liên quan đến chương trình đã được quy định, thiết lập các quan hệ quốc tế trong đào tạo nhân lực hạt nhân và phối hợp tổ chức các hoạt động đào tạo ngoài nước về khoa học và công nghệ hạt nhân, công nghệ điện hạt nhân.

Hợp tác với các đơn vị trong nước. Viện NLNTVN chú trọng công tác hợp tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ với các đơn vị trực thuộc Bộ KHCN (như Trường Quản lý khoa học và công nghệ, Cục Năng lượng nguyên tử, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, Vụ Tổ chức cán bộ) và các đơn vị ngoài Bộ KHCN (như Viện Vật lý, Trường Đại

học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Đà Lạt, Trường Đại học Khoa học tự nhiên Tp. HCM...). Đối với các đơn vị trong Bộ KHCN, Viện NLNTVN luôn nhận được sự hỗ trợ về mặt tổ chức tham gia xây dựng chương trình, đề án đào tạo của Bộ KHCN do Vụ Tổ chức cán bộ quản lý. Viện NLNTVN đã chỉ đạo Trung tâm đào tạo hạt nhân tiến hành ký thỏa thuận hợp tác với Trường Quản lý khoa học và công nghệ để khai thác cơ sở vật chất và các dịch vụ đào tạo hiện có tại Trung tâm nhằm triển khai các hoạt động đào tạo của Trường cũng như tiến tới việc trao đổi chuyên gia, giảng viên và hợp tác nghiên cứu. Trong năm 2014 Trung tâm Đào tạo hạt nhân đã phối hợp với Trường Quản lý khoa học và công nghệ tổ chức thành công 6 lớp bồi dưỡng kiến thức về quản lý nhà nước, kỹ năng quản lý, kỹ năng lãnh đạo, tập huấn nhà nước về công nghệ cho cán bộ công chức viên chức trong và ngoài ngành. Viện NLNTVN đã phối hợp với Cục Năng lượng nguyên tử (NLNT) trong việc xây dựng Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhân lực quản lý nhà nước, nghiên cứu-triển khai và hỗ trợ kỹ thuật đến năm 2020 phục vụ phát triển điện hạt nhân của Bộ KHCN, cử cán bộ tham gia giảng dạy các khóa huấn luyện do Cục NLNT tổ chức.

Đối với các đơn vị ngoài Bộ KHCN, Viện NLNTVN đã tiến hành ký thỏa thuận hợp tác nghiên cứu và đào tạo trong các lĩnh vực công nghệ bức xạ, ứng dụng kỹ thuật hạt nhân phục vụ trong các lĩnh vực công nghiệp, môi trường, y tế; Nghiên cứu sản xuất các đồng vị và dược chất phóng xạ mới, chế tạo một số thiết bị bức xạ. Đồng thời phối hợp với các đơn vị trên trong công tác giảng dạy đào tạo đại học và sau đại học.

Thuận lợi, khó khăn và đề xuất kiến nghị trong công tác đào tạo của Viện NLNTVN

THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HẠT NHÂN

Những điểm mạnh trong công tác đào tạo của Viện NLNTVN

Có đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, có khả năng tham gia công tác giảng dạy đào tạo đại học và trên đại học, hướng dẫn sinh viên đại học, học viên cao học và nghiên cứu sinh của các trường đại học và viện nghiên cứu.

Hàng năm Viện NLNTVN tổ chức nhiều khóa đào tạo dưới các hình thức khác nhau, đồng thời có quan hệ hợp tác với nhiều trường đại học trong nước, qua đó cán bộ có điều kiện tham gia giảng dạy, nâng cao được trình độ chuyên môn và tích lũy kinh nghiệm.

Số lượng cán bộ được cử đi đào tạo dài hạn, trung hạn và ngắn hạn ở nước ngoài được duy trì ổn định ở mức cao hàng năm.

Hệ thống trang thiết bị thực nghiệm đáp ứng đủ nhu cầu đào tạo.

Số lượng công trình, bài báo được công bố quốc tế tăng nhanh.

Những khó khăn trong công tác đào tạo của Viện NLNTVN

Số lượng học viên đăng ký thi nghiên cứu sinh chưa cao.

Hệ thống sách, giáo trình tham khảo chưa đầy đủ.

Kinh phí chi cho đào tạo nghiên cứu sinh còn quá thấp.

Chưa có cơ hội mở rộng liên kết đào tạo NCS và đào tạo chuyên môn sâu trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử với các nước trên thế giới.

Số lượng giáo viên có đủ trình độ hướng dẫn nghiên cứu sinh còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng.

Đề xuất kiến nghị trong công tác đào tạo của Viện NLNTVN

Tăng thêm kinh phí hỗ trợ trong đào tạo nghiên cứu sinh.

Tăng thêm kinh phí để xây dựng đội ngũ giảng viên, chuyên gia trong và ngoài nước có trình độ cao đáp ứng chất lượng giảng dạy nghiên cứu sinh.

Mở rộng liên kết, hợp tác trao đổi nghiên cứu sinh với các Trường đại học ở những nước mạnh về ứng dụng năng lượng nguyên tử.

Hỗ trợ kinh phí cho việc nghiên cứu, xây dựng các chương trình đào tạo khoa học mang tính ứng dụng thực tế cao.

Hỗ trợ kinh phí để tổ chức các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ngắn hạn nâng cao năng lực nghiên cứu cho cán bộ trẻ và một số cán bộ nằm trong định hướng phát triển sẽ trở thành trưởng nhóm nghiên cứu theo hướng ưu tiên. Hỗ trợ kinh phí để mời chuyên gia nước ngoài về giảng dạy và đào tạo trong thời gian ngắn đồng thời hỗ trợ kinh phí về đào tạo khi cử các cán bộ tham gia đào tạo ở nước ngoài.

Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ công tác đào tạo. Xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến (E – learning) trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.

TS. Nguyễn Hào Quang Phó Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử

Một phần của tài liệu tckhcnso-40 (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)