a. Crôm(Cr)
Crôm được đưa vào thép khoảng (1,5 ÷ 2,5)%. Trong các trường hợp đặc biệt có thể tăng hàm lượng crôm tới 30%. Crôm có tác dụng làm tăng độ cứng, tăng độ bền, tăng tính chống ăn mòn, tính ổn định về từ tính.
Ví dụ: thép hợp kim đặc biệt không gỉ và thép có từ tính thường chứa nhiều crôm.
b. Niken(Ni )
Niken được đưa vào thép khoảng (1 ÷ 4)%. Trong các trường hợp đặc biệt có thể tăng hàm lượng niken tới 80%. Niken có tác dụng làm tăng độ bền, độ dẻo, tăng khả năng chịu va đập, tăng tính chống ăn mòn của thép. Tuy nhiên niken có nhược điểm làm ảnh hưởng đến độ giãn dài của thép.
Ví dụ: hợp kim Inva với Ni(35 ÷ 37)% có hệ số giãn nở vì nhiệt 0 khi nhiệt độ thay đổi trong khoảng (- 60 ÷ + 100)0C.
c. Vonfram(W)
Vonfram được đưa vào thép khoảng (0,8)%. Trong trường hợp đặc biệt vonfram tăng tới 20%.
W + C → WC làm tăng độ cứng, tính chịu mài mòn, tính chịu nhiệt cao. d. Vanađi(V)
Vanađi được đưa vào thép có tác dụng làm nhỏ hạt, tăng độ cứng, độ bền cho thép.
e. Silic(Si )
Silic được đưa vào thép khoảng (1 ÷ 2)% có tác dụng làm tăng tính đàn hồi, tính chống ôxy hóa, tăng điện trở, tính thấm từ, tăng độ cứng, độ bền, giảm độ dẻo.
g. Mangan(Mn)
Mangan đưa vào thép khoảng (1 ÷ 2)% có tác dụng làm tăng độ cứng, tăng tính chịu mài mòn, tính chịu va chạm của thép.
h. Molipđen(Mo)
Molipđen đưa vào thép để làm tăng tính chịu nhiệt, tính đàn hồi, tăng giới hạn bền kéo, tính chống ăn mòn ở nhiệt độ cao.
i. Coban(Co)
Coban đưa vào thép để làm tăng tính chịu nhiệt và từ tính, tăng khả năng chịu va chạm.