Gang dẻo Peclit

Một phần của tài liệu Giáo trình Vật liệu cơ khí (Nghề: Vẽ và thiết kế trên máy tính - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 57 - 58)

b. Thành phần * Thành phần :

C = (2,2 ÷ 2,8)%; Si = (0,8 ÷ 1,4)%; Mn ≤ 1%; P ≤ 0,2%; S ≤ 0,1%.

c. Tính chất

Do graphit tập trung đều, gọn hơn nên gang dẻo có độ bền, độ dẻo cao hơn gang xám. Giới hạn bền kéo бK = (30 ÷ 60) kG/mm2 , độ giãn dài tương đối  = (2 ÷ 12)%, độ cứng HB = (160 ÷ 260).

d. Ký hiệu

* Theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 1659 - 75)

GZ và 2 cặp số tiếp theo chỉ giới hạn bền kéo бK(kG/ mm2) và độ giãn dài tương đối  (%)

Ví dụ: GZ30 - 6 - Gang dẻo có бK = 30 kG/mm2;  = 6%. * Theo tiêu chuẩn Nga

Kч và 2 cặp số tiếp theo giống TCVN. Ví dụ: Kч30 - 6

* Theo tiêu chuẩn Trung Quốc

KT và 2 cặp số tiếp theo cũng giống Nga và Việt Nam.

Ví dụ: KT 30 - 6 của Trung Quốc, là Kч30 - 6 của Nga, là GZ 30 - 6 của Việt Nam

Gang dẻo có cơ tính tổng hợp tốt hơn gang xám nhưng đắt do quá trình nấu luyện, chế tạo lâu, tốn nhiệt và thời gian ủ nên gang dẻo chủ yếu được dùng làm chi tiết máy đồng thời thỏa mãn các yêu cầu sau: hình dáng phức tạp, tiết diện mỏng, chịu va đập.Gang dẻo được dùng nhiều làm các chi tiết trong các máy nông nghiệp, trong ôtô, máy kéo, máy dệt.

4.3.2.5 Gang cầu

a. Tổ chức

Tổ chức tế vi của gang cầu cũng giống gang xám, song chỉ khác là graphit có dạng thu gọn nhất hình cầu. Muốn được gang cầu phải biến tính gang xám bằng chất biến tính đặc biệt.

Gang cầu cũng được phân loại theo tổ chức của nền kim loại gồm có các tổ chức như sau(Hình 4.4).

a) b) c)

Hình 44 Tổ chức tế vi của gang cầu: a) Gang cầu ferit;

Một phần của tài liệu Giáo trình Vật liệu cơ khí (Nghề: Vẽ và thiết kế trên máy tính - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 57 - 58)