Phương pháp đúc phun bơm

Một phần của tài liệu Giáo trình Vật liệu cơ khí (Nghề: Vẽ và thiết kế trên máy tính - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 76 - 78)

b) Gang cầu ferit Peclit c) Gang cầu ferit peclit

5.3.3.1Phương pháp đúc phun bơm

Đây là phương pháp gia công được dùng rộng rãi nhất cho polyme nhiệt dẻo. Sơ đồ đơn giản của máy phun bơm được mô tả ở hình 5.1. Lượng nguyên liệu được cung cấp từ phễu nhập liệu 3 vào máy (hình 5.1a), vít me 1 đẩy vật liệu vào buồng nung đến trạng thái nhớt (hình 5.1b). Sau đó chất dẻo nóng chảy được đẩy qua khe vào khuôn 4 (hình 5.1c), áp lực được duy trì cho đến khi sản phẩm rắn lại. Cuối cùng, mở khuôn, lấy sản phẩm ra (hình 5.1d), đóng khuôn lại và toàn bộ chu kì lại bắt đầu.

Hình 5.1 Phương pháp phun bơm

*Ưu điểm của phương pháp:

Năng suất và chất lượng sản phẩm cao; Điều kiện lao động nhẹ nhàng;

Có thể tự động hóa quá trình dễ dàng;

Có thể sản xuất dược những dạng sản phẩm phức tạp. * Nhược điểm của phương pháp:

Giá thiết bị cao.Cần thường xuyên kiểm tra để đảm bảo chất lượng sản phẩm cao. a ) b ) d ) c ) 3 1 4

5.3.3.2 Đúc đùn

Hình 5.2 Phương pháp đúc đùn

Sơ đồ đúc đùn được mô tả trên hình 5.2.

Trục vít đẩy vật liệu bột làm cho nó nén lại, sau đó nóng chảy liên tục tạo nên chất lỏng nhớt. Chất này được đùn qua các lỗ của khuôn. Phương pháp được dùng chủ yếu để sản xuất các sản phẩm như ống, thanh, tấm và nhiều loại hình dạng khác. Máy đúc đùn cũng có thể dùng để chế tạo chất dẻo tổng hợp (compound) hoặc tái sinh các nguyên liệu nhiệt dẻo ở dạng viên. Quá trình hóa rắn của sản phẩm đùn được thực hiện bằng cách làm lạnh với luồng không khí hoặc nước sao cho kích thước thu được là ổn định.

5.3.3.3 Đúc thổi

Là phương pháp chế tạo polyme nhiệt dẻo thành sản phẩm dạng bình chứa (tựa như chai lọ). Sơ đồ nguyên lí được trình bày trên hình 5.3. Đầu tiên một ống polyme được đùn ra, ngay khi đang ở dạng nửa nóng chảy (hình 5.3 a), đoạn ống này được đưa vào một khuôn gồm hai phần. Hơi nước hoặc không khí dưới áp lực nhất định được thổi vào đoạn ống làm cho thành của nó có hình dạng của khuôn (hình 5.3b). Đương nhiên, nhiệt độ, độ nhớt của đoạn ống phải được điều chỉnh chính xác. Sau đó ống được tháo ra (hình 5.3 c)

Một phần của tài liệu Giáo trình Vật liệu cơ khí (Nghề: Vẽ và thiết kế trên máy tính - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 76 - 78)