Kiểm tra độ tin cậy của mô hình và phương pháp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự truyền âm qua tấm composite lớp cốt sợi (Trang 64 - 70)

Từ các hệ thức thu được ở trên, một chương trình máy tính trong môi trường Matlab được xây dựng để xác định tổn thất truyền âm qua kết cấu tấm composite lớp hữu hạn, trực hướng, cốt sợi, nền nhựa hữu cơ chịu liên kết bản lề và ngàm bốn cạnh.

Để kiểm tra độ tin cậy của mô hình và phương pháp, luận án chọn hai nhóm kết cấu tấm để kiểm chứng: nhóm tấm kim loại đẳng hướng và nhóm tấm bằng vật liệu composite.

Nhóm tấm kim loại đẳng hướng

Đối với tấm đẳng hướng, hữu hạn có điều kiện biên tựa bản lề bốn cạnh, các kết

quả tính STL theo lý thuyết trong luận án được so sánh với kết quả thực nghiệm của Lin và cộng sự trong [24] và kết quả tính theo lý thuyết dao động âm của Roussos trong [11] như được thể hiện trong hình 2.2 đối với tấm thép và hình 2.3 đối với tấm nhôm, tương ứng. Các thông số hình học và cơ tính sử dụng được liệt kê trong bảng 2.1.

49

Bảng 2.1 Các thông số sử dụng trong tính toán tổn thất truyền âm của tấm đẳng hướng, hữu hạn [11], [24].

Thông số Ký hiệu Tấm thép Tấm nhôm

Chiều dài tấm (m) a 121,92.10-2 0.38

Chiều rộng tấm (m) b 243,84. 10-2 0.15

Độ dày tấm (m) h 0,8. 10-3 0,81.10-4

Mô đun Young của tấm (GPa) E 206 70

Khối lượng riêng của tấm (kg/m3) ρ 7800 2700

Hệ số Poission ν 0.29 0.33

Vận tốc âm thanh (m/s) c0 343 343

Khối lượng riêng của không khí (kg/m3

) ρ0 1.21 1.21

Biên độ ban đầu (m2

/s) I0 1 1

Hình 2.2 So sánh tổn thất truyền âm qua tấm thép đẳng hướng hữu hạn theo luận án và lý thuyết của Lin và cộng sự [24].

Từ hình 2.2, ta thấy mô hình hiện tại tiếp cận rất tốt các kết quả số của Lin và cộng sự trong [24] đối với tấm thép đẳng hướng, hữu hạn; sự chênh lệch trung bình giữa hai đường cong này là 1,23 dB trên toàn dải tần số 1/3 Octave.

Hình 2.3 so sánh STL lý thuyết qua tấm nhôm đẳng hướng, hữu hạn với kết quả của Roussos và kết quả đối với tấm vô hạn trong [11]. Ta thấy rằng, có sự khác biệt đáng kể giữa đường cong hiện tại so với đường cong dựa trên lý thuyết tấm vô hạn nhưng có sự khá tương đồng với đường STL của Roussos; đặc biệt trong dải tần số thấp f < 800 Hz, chênh lệch STL lớn nhất giữa hai đường cong này là 3,18 dB tại tần

50

số, f = 100 Hz. Ở dải tần số cao (f > 800 Hz), sự chênh lệch tăng lên, cao nhất là 5,51 dB tại tần số f = 5000 Hz.

Hình 2.3 So sánh tổn thất truyền âm qua tấm nhôm đẳng hướng, hữu hạn theo luận án và lý thuyết của Roussos [11].

Đối với tấm đẳng hướng, hữu hạn có điều kiện biên ngàm bốn cạnh, các kết quả

tính STL lý thuyết được kiểm chứng bằng cách so sánh với kết quả thực nghiệm của Harris [16] và được thể hiện trong hình 2.4 đối với tấm thép hữu hạn. Thông số hình học và cơ tính vật liệu được cho trong bảng 2.2.

Bảng 2.2 Các thông số sử dụng trong tính toán tổn thất truyền âm của một tấm thép đẳng hướng hữu hạn [16].

Thông số Ký hiệu Tấm thép

Chiều dài tấm (m) a 121,92.10-2

Chiều rộng tấm (m) b 243,84. 10-2

Độ dày tấm (m) h 0,8. 10-3

Mô đun Young của tấm (GPa) E 206

Khối lượng riêng của tấm (kg/m3

) ρ 7800

Hệ số Poisson ν 0.29

Vận tốc âm thanh trong không khí (m/s) c0 343 Mật độ không khí (kg/m3

) ρ0 1.21

Biên độ ban đầu (m2

/s) I0 1

Từ hình 2.4 ta thấy, đường STL theo lý thuyết trong luận án khá tương đồng với đường STL thực nghiệm của Harris [16] qua tấm thép đẳng hướng, hữu hạn trong toàn dải 1/3 Octave. Sai lệch lớn nhất giữa kết quả STL theo luận án với kết quả thực

51

nghiệm của Harris là 4,25 dB tại tần số f = 315 Hz và sai lệch trung bình trên toàn dải tần số là 2,32 dB.

Hình 2.4 So sánh tổn thất truyền âm qua tấm nhôm đẳng hướng hữu hạn theo luận án và thực nghiệm của Harris [16].

Nhóm tấm bằng vật liệu composite lớp

Hình 2.5 so sánh giá trị tốn thất truyền âm theo lý thuyết trong luận án với giá trị thực nghiệm của Koval [10] qua tấm composite lớp, sợi Fiberglass/epoxy. Ta thấy sự khác biệt xuất hiện rõ ràng ở vùng có tần số thấp f < 200 Hz; tại vùng này, STL được điều khiển bởi độ cứng uốn của tấm. Trong vùng có tần số f > 200 Hz, đường STL theo lý thuyết khá tương đồng với đường STL theo thực nghiệm của Koval, sai lệch lớn nhất giữa hai đường cong này là 6,22 dB tại tần số 6000 Hz.

Hình 2.5 So sánh tổn thất truyền âm qua tấm composite lớp trực hướng, hữu hạn theo lý thuyết và thực nghiệm của Koval [10].

Tiếp theo, ta xét ba loại tấm composite lớp: [UD]7, [Mat]7 và [Rovin]7. Cấu hình của các tấm composite lớp như sau: [UD]7 là [00/00/00/00/00/00/00]; [Mat]7 là

52

[mat/mat/mat/mat/mat/mat/mat] và [Rovin]7 là [rovin/rovin/rovin/rovin/rovin/rovin/rovin]. Chú ý rằng vật liệu composite [UD]7 và [Mat]7 là vật liệu đẳng hướng ngang; [Rovin]7 là vật liệu trực hướng. Các tấm chịu điều kiện biên ngàm bốn cạnh và bị kích thích bởi sóng âm điều hòa có góc tới φ = 30o và góc phương vị θ = 30o. Kích thước của tấm: chiều dài tấm a = 120 cm và chiều rộng tấm b = 120 cm. Cơ tính vật liệu được cho trong bảng 2.3. Vận tốc âm thanh trong không khí c = 343m/s; khối lượng riêng của không khí ρ0 = 1,21kg/m3; biên độ ban đầu I0 = 1m2/s.

Bảng 2.3 Cơ tính của vật liệu composite [25].

Vật liệu E11 (GPa) E22 (GPa) E33 (GPa) G12 (GPa) G13 (GPa) G23 (GPa) ν12 ν13 ν23 h (mm) ρ (kg/m3) UD 37.8 13.1 13.1 8 8 5.3 0.25 0.25 0.25 0.503 1633 Mat 9.9 9.9 6 3.96 4.2 4.2 0.25 0.25 0.25 0.401 1550 Rovin 24 24 10.5 9 8 8 0.25 0.25 0.25 0.429 1531

Hình 2.6 So sánh tổn thất truyền âm qua tấm composite lớp, hữu hạn theo lý thuyết trong luận án và thực nghiệm của Kuo qua tấm [UD]7 [25].

Hình 2.7 So sánh tổn thất truyền âm qua tấm composite lớp, hữu hạn theo lý thuyết trong luận án và thực nghiệm của Kuo qua tấm [Mat]7 [25].

53

Hình 2.8 So sánh tổn thất truyền âm qua tấm composite lớp, hữu hạn theo lý thuyết trong luận án và thực nghiệm của Kuo qua tấm [Rovin]7 [25].

Hình 2.6 - 2.8 so sánh kết quả tính toán tổn thất truyền âm theo lý thuyết trong luận án với kết quả thực nghiệm của Kuo và cộng sự trong [25] lần lượt cho ba tấm composite lớp: [UD]7, [Mat]7 và [Rovin]7. Ta thấy sự tương đồng khá tốt giữa các kết quả so sánh cho cả ba loại tấm composite. Chênh lệch giữa các giá trị tổn thất truyền âm hiện tại với kết quả thực nghiệm trong [25] cho cả ba tấm composite lớp đều thấp hơn 5 dB trên toàn dải tần số 1/3 Octave.

Nhận xét: Qua các ví dụ kiểm chứng đã trình bày ở trên đối với cả hai nhóm kết cấu tấm bằng vật liệu kim loại và bằng vật liệu composite lớp, chịu các điều kiện biên khác nhau, ta thấy kết quả tính toán trong luận án tương đồng với các kết quả đã công bố trước đây bằng thực nghiệm hoặc bằng các phương pháp và lý thuyết khác nhau.

Trong mục tiếp theo của luận án, nhiều kết quả số được tính toán để làm rõ ảnh hưởng của loại vật liệu composite, của âm tới, tính dị hướng của vật liệu composite lớp cũng như hình học kết cấu tấm và điều kiện biên đến khả năng cách âm của kết cấu tấm chữ nhật bằng vật liệu composite lớp trực hướng.

2.6. Đánh giá một số ảnh hưởng đến tổn thất truyền âm qua tấm composite lớp trực hướng

Để đánh giá ảnh hưởng của một số yếu tố đến khả năng cách âm của tấm composite cốt sợi trực hướng, các tính toán trong các mục dưới đây được thực hiện với vận tốc âm thanh trong không khí c = 343m/s; khối lượng riêng của không khí ρ0 = 1,21kg/m3 và biên độ ban đầu I0 = 1m2/s.

54

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự truyền âm qua tấm composite lớp cốt sợi (Trang 64 - 70)