Ảnh hưởng của góc âm tới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự truyền âm qua tấm composite lớp cốt sợi (Trang 127 - 130)

Xét ảnh hưởng của góc âm tới (góc tới φ và góc phương vị θ) đến STL qua tấm

composite sandwich, lõi xốp chịu các điều kiện biên khác nhau:

Khảo sát tấm composite sandwich trực hướng lõi xốp, điều kiện biên tựa bản lề bốn cạnh. Hai tấm da có cùng kích thước hình học và vật liệu composite lớp Graphite/Epoxy gồm 8 lớp đối xứng cân bằng có cấu hình [90/0/0/90]s. Để xét ảnh hưởng của góc âm tới đến tổn thất truyền âm, ta bằng cách thay đổi góc tới φ = 0o

, 30o, 45o, 60o; góc phương vị θ = 45o không đổi và thay đổi góc phương vị θ = 15o, 30o, 45o, 60o còn góc tới φ = 45o không đổi.

Hình 4.20 Ảnh hưởng góc tới (φ) đến STL qua tấm composite sandwich trực hướng, hữu hạn, lõi xốp chịu liên kết tựa bản lề bốn cạnh.

112

Hình 4.21 Ảnh hưởng góc phương vị (θ) đến STL qua tấm composite sandwich trực hướng hữu hạn lõi xốp chịu liên kết tựa bản lề bốn cạnh.

Xét tấm composite sandwich trực hướng, lõi xốp chịu điều kiện biên ngàm bốn cạnh. Hai tấm da có cùng kích thước hình học và vật liệu composite lớp Glass/Epoxy gồm 8 lớp, đối xứng, cân bằng có cấu hình [90/0/0/90]s. Để xét ảnh hưởng của góc âm tới (góc tới, φ và góc phương vị, θ) đến tổn thất truyền âm, ta thay đổi góc tới φ = 0o

, 30o, 45o, 60o; góc phương vị θ = 45o không đổi và thay đổi góc phương vị θ = 15o, 30o, 45o, 60o còn góc tới φ = 45o không đổi. Kết quả tính toán được thể hiện trong hình 4.22 và hình 4.23.

Từ hình 4.22 - hình 4.23, ta thấy rằng, ảnh hưởng của góc âm tới (góc tới φ và

góc phương vị θ) qua tấm composite sandwich lõi xốp với các điều kiện biên khác

nhau (tựa bản lề và ngàm) bằng cách thay đổi góc tới (φ), cố định góc phương vị (θ), và thay đổi góc phương vị (θ), cố định góc tới (φ) có những đặc điểm chung sau:

STL giảm đáng kể khi góc tới tăng lên và sự giảm STL này phát triển ở tần số cao hơn do sự giao thoa giữa sóng âm tới và sóng uốn của kết cấu tấm.

Góc phương vị có ảnh hưởng hạn chế đến các giá trị của STL. Trên thực tế, khi thay đổi giá trị góc phương vị (θ) thì giá trị của STL trùng nhau ở tần số f < 1250 Hz đối với tấm có điều kiện biên ngàm và f < 1000 Hz đối với tấm có điều kiện biên bản lề bốn cạnh tức là ảnh hưởng của góc phương vị là không đáng kể. Tuy nhiên, trên vùng tần số này, ảnh hưởng của góc phương vị (θ) lên STL trở nên rõ ràng và phức tạp hơn. Nhìn chung, STL tăng lên khi góc phương vị giảm.

113

Hình 4.22 Ảnh hưởng góc tới (φ) đến STL qua tấm composite sandwich trực hướng hữu hạn lõi xốp chịu liên kết ngàm bốn cạnh.

Hình 4.23 Ảnh hưởng góc phương vị (θ) đến STL qua tấm composite sandwich trực hướng hữu hạn lõi xốp chịu liên kết ngàm bốn cạnh.

4.7.8. Ảnh hưởng của điều kiện biên

Xét ảnh hưởng của hai điều kiên biên (ngàm và bản lề bốn cạnh) đến STL qua tấm composite sandwich trực hướng, lõi xốp bị kích thích bởi sóng âm tới có góc tới φ = 30o và góc phương vị θ = 45o. Hai tấm da có cùng vật liệu composite lớp Glass/Epoxy gồm 8 lớp cân bằng, đối xứng có cấu hình [90/0/0/90]s. Kết quả tính toán được thể hiện trong hình 4.24.

Từ hình 4.24, ta thấy điểm cộng hưởng đầu tiên được xác định chủ yếu do dao động tự nhiên của tấm; vị trí của điểm này bị dịch chuyển đáng kể khi các điều kiện biên thay đổi. Cụ thể, đối với tấm có điều kiện biên ngàm tại f = 1250 Hz và tấm có điều kiện biên tự bản lề f = 1000 Hz. Ngoài ra, giá trị STL của kết cấu chịu liên kết

114

điều kiện biên ngàm so với điều kiện biên tựa bản lề đã làm tăng độ cứng của tấm sandwich.

Hình 4.24 So sánh ảnh hưởng của các điều kiên biên (ngàm và tựa bản lề) đến STL qua tấm kép composite trực hướng hữu hạn, lõi xốp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự truyền âm qua tấm composite lớp cốt sợi (Trang 127 - 130)