Quy trình đo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự truyền âm qua tấm composite lớp cốt sợi (Trang 137 - 138)

Để tiến hành thí nghiệm, trước hết, cần xác định vị trí loa (nguồn âm phát) như mô tả trong hình 5.1. Loa cầu đa hướng 4292L B&K (1) có công suất lớn sẽ tạo ra một nguồn âm mạnh. Microphone 4189 (3) được đặt cách mặt tấm mẫu 0,2m để đo mức áp suất âm trong phòng phát. Microphone 4189 (4) được đặt cách 0,2m so với mặt mẫu thử gắn chặt vào tường ngăn để đo mức áp suất âm trong phòng thu. Cũng có thể bố trí microphone (3) ở khoảng cách gần một mét tính từ loa phát với mục đích để tối thiểu hóa tác động của trường âm thanh trực tiếp. Thời gian vang (T60) được tính bởi các dữ liệu phân rã trung bình từ 16 điểm cách đều nhau trên mẫu thử.

Các tấm composite sandwich có diện tích 1,4m2 được chia thành 16 ô vuông có kích thước 30 cm x 30 cm (diện tích 900 cm2), tương ứng với 16 điểm đo rời rạc. Theo kinh nghiệm, khoảng cách giữa đầu đo và tâm nguồn phát âm thanh phải bằng 2 đến 3 lần khoảng cách giữa hai micro để đảm bảo sai số đo nhỏ hơn 1 dB. Sau một số lần đo thử, khoảng cách của microphone (3) được chọn là 0,2 m và đầu đo (4) trong phòng thu được đặt cách bề mặt mẫu 0,17 m. STL qua các tấm composite sandwich đã được tính toán và đo theo tiêu chuẩn ASTM E 1289-91(E) [107]. Phần rò rỉ âm thanh bên hông các mẫu thí nghiệm đã được phát hiện ở một số tần số cao và được xử lý bằng cách bịt kín nhờ chất trám. Thiết bị thí nghiệm đã được hiệu chỉnh và cài đặt lại cho các lần đo sau.

122

Hình 5.4. Thiết bị thí nghiệm, mặt ngoài phòng thí nghiệm.

Hình 5.5. Gắn tấm mẫu thử.

Hình 5.6. Đo STL qua các mẫu thử composite sandwich.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự truyền âm qua tấm composite lớp cốt sợi (Trang 137 - 138)