2.5.1. Công cụ ghi kích thước: có 2 kiểu
a. Ghi kích thước thủ công
Tính năng: dùng để ràng buộc kích thước của biên dạng vẽ phác một cách
tùy ý.
Các bước thao tác:
Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Constrain.
Bước 2: Chọn đối tượng cần ghi kích thước. Đối tượng này có thể là đoạn thẳng, cung tròn, đường tròn, elip
54
Lưu ý:
Kích thước đoạn thẳng được tạo ra sẽ theo phương ngang hoặc thẳng đứng.
Để ghi kích thước đường nghiêng, ta nhấp phải chuột và chọn Aligned
như Hình 2.60.
Để ghi kích thước góc ta chọn 2 đường thẳng tạo thành góc đó
Bước 3: Chọn vị trí đặt kích thước.
Bước 4: Nhập giá trị kích thước cần thiết. Sau khi nhập xong, ta có thể hiệu chỉnh lại kích thước bằng cách nhấp đúp chuột vào con số kích thước đó rồi điều chỉnh theo ý muốn.
Giả sử ta vẽ hình tam giác bất kỳ rồi dùng lệnh ghi kích thước, sẽ được kết quả như Hình 2.61.
Hình 2.61 b. Ghi kích thước tự động
Tính năng: Dùng để ràng buộc kích thước của biên dạng vẽ phác một cách
tự động
Các bước thao tác:
Bước 1: Vẽ biên dạng cần ghi kích thước tự động.
Bước 2: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Constrain hoặc nhấn phím tắt D sẽxuất hiện hộp thoại Auto Dimension như Hình 2.62.
55
Hình 2.62
Bước 3: Chọn nút sẽ xuất hiện các kích thước cần thiết của biên dạng.
Bước 4: Nhấn nút để hoàn tất.
2.5.2. Công cụ ràng buộc vị trí
Trong quá trình vẽ phác biên dạng, nếu ràng buộc quá nhiều kích thước
(Dimension) sẽ gây rối cho bản vẽ và hiệu quả kém. Để khắc phục hiện tượng
này, phần mềm Inventor đã tạo ra hàng loạt các công cụ để hỗ trợ ràng buộc vị trí tương quan giữa các đối tượng trong bản vẽ.
a. Công cụ Coincident Constraint
Tính năng: Ràng buộc một điểm thuộc một đối tượng nào đó. Các bước thao tác:
Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Constraint. Bước 2: Chọn điểm cần ràng buộc.
Bước 3: Chọn đối tượng bất kỳ.
Giả sử ta cần ràng buộc tâm đường tròn thuộc đường thẳng, ta được kết quả như Hình 2.63.
56
a) Trước khi ràng buộc b) Sau khi ràng buộc
Hình 2.63
b. Công cụ Collinear Constraint
Tính năng: Ràng buộc hai đoạn thẳng hoặc hai trục nào đó thẳng hàng. Các bước thao tác:
Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Constraint. Bước 2: Chọn đoạn thẳng thứ nhất.
Bước 3: Chọn đoạn thẳng thứ hai. Ta được kết quả như Hình 2.64.
a)Trước khi ràng buộc b) Sau khi ràng buộc
Hình 2.64
c. Công cụ Concentric Constraint
Tính năng: Ràng buộc hai đối tượng đồng tâm. Hai đối tượng này có thể là
hai đường tròn, hai cung tròn hoặc đường tròn với cung tròn.
Các bước thao tác:
57 Bước 2: Chọn đối tượng thứ nhất.
Bước 3: Chọn đối tượng thứ hai. Ta được kết quả như Hình 2.65.
a)Trước khi ràng buộc b) Sau khi ràng buộc Hình 2.65
d. Công cụ Fix
Tính năng: Ràng buộc cố định vị trí của một điểm hoặc đường cong trên
mặt phẳng vẽ phác. Sau khi thực hiện lệnh này, đối tượng đó không thể di chuyển hoặc thay đổi kích thước.
Các bước thao tác:
Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Constraint.
Bước 2: Chọn điểm hoặc đường cong cần ràng buộc, được kết quả như Hình 2.66.
Bước 3: Nhấp chuột phải và chọn OK để hoàn tất.
58
e. Công cụ Parallel Constraint
Tính năng: Ràng buộc hai đối tượng song song với nhau. Đối tượng này có thể là đoạn thẳng hoặc trục của elip.
Các bước thao tác:
Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Constraint. Bước 2: Chọn đối tượng thứ nhất.
Bước 3: Chọn đối tượng thứ hai. Ta được kết quả như Hình 2.67. Bước 4: Nhấp chuột phải và chọn OK để hoàn tất.
a)Trước khi ràng buộc b) Sau khi ràng buộc Hình 2.67
f. Công cụ Perpendicular Constraint
Tính năng: Ràng buộc hai đối tượng vuông góc với nhau. Đối tượng này
có thể là đoạn thẳng, trục của elip hoặc đường cong nào đó.
Các bước thao tác:
Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Constraint. Bước 2: Chọn đối tượng thứ nhất.
Bước 3: Chọn đối tượng thứ hai. Ta được kết quả như Hình 2.68. Bước 4: Nhấp chuột phải và chọn OK để hoàn tất.
59
a)Trước khi ràng buộc b) Sau khi ràng buộc Hình 2.68
g. Công cụ Horizontal Constraint
Tính năng: Ràng buộc một đoạn thẳng nằm ngang theo gốc tọa độ. Đoạn
thẳng này có thể là đoạn thẳng ảo giới hạn bởi hai điểm.
Các bước thao tác:
Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Constraint.
Bước 2: Chọn đoạn thẳng hoặc hai điểm tạo đoạn thẳng cần ràng buộc nằm ngang.Ta được kết quả như Hình 2.69.
Bước 3: Nhấp chuột phải và chọn OK để hoàn tất.
a) Trước khi ràng buộc b) Sau khi ràng buộc Hình 2.69
h. Công cụ Vertical Constraint
Tính năng: Ràng buộc một đoạn thẳng nằm thẳng đứng theo gốc tọa độ.
60
Các bước thao tác:
Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Constraint.
Bước 2: Chọn đoạn thẳng hoặc hai điểm tạo đoạn thẳng cần ràng buộc nằm thẳng đứng. Ta được kết quả như Hình 2.70.
Bước 3: Nhấp chuột phải và chọn OK để hoàn tất.
a)Trước khi ràng buộc b) Sau khi ràng buộc
Hình 2.70 i. Công cụ Tangent
Tính năng: Ràng buộc tiếp xúc giữa hai đối tượng. Các bước thao tác:
Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Constraint. Bước 2: Chọn đối tượng thứ nhất.
Bước 3: Chọn đối tượng thứ hai. Ta được kết quả như Hình 2.71. Bước 4: Nhấp chuột phải và chọn OK để hoàn tất.
a)Trước khi ràng buộc b) Sau khi ràng buộc Hình 2.71
61
j. Công cụ Smooth
Tính năng: Làm trơn phần giao nhau của hai đối tượng. Lệnh này áp dụng
cho hai đối tượng mà trong đó phải có một đường là Spline, đường còn lại có thể là cung tròn, đoạn thẳng hoặc một spline khác.
Các bước thao tác:
Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Constraint. Bước 2: Chọn đối tượng thứ nhất.
Bước 3: Chọn đối tượng thứ hai. Ta được kết quả như Hình 2.72. Bước 4: Nhấp chuột phải và chọn OK để hoàn tất.
a)Trước khi ràng buộc
b) Sau khi ràng buộc
Hình 2.72
k. Công cụ Symmetric
62
Các bước thao tác:
Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Constraint. Bước 2: Chọn đối tượng thứ nhất.
Bước 3: Chọn đối tượng thứ hai.
Bước 4: Chọn trục đối xứng. Ta được kết quả như Hình 2.73. Bước 5: Nhấp chuột phải và chọn OK để hoàn tất
a)Trước khi ràng buộc b) Sau khi ràng buộc Hình 2.73
l. Công cụ Equal
Tính năng: Ràng buộc hai đối tượng bằng nhau. Các bước thao tác:
Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Constraint. Bước 2: Chọn đối tượng thứ nhất (là đối tượng được ràng buộc). Bước 3: Chọn đối tượng thứ hai. Ta được kết quả như Hình 2.74. Bước 4: Nhấp chuột phải và chọn OK để hoàn tất.
a) Trước khi ràng buộc b) Sau khi ràng buộc
63
m. Công cụ Show Constraints
Tính năng: Hiển thị tất cả các ràng buộc lên đối tượng. Các bước thao tác:
Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Constraint. Bước 2: Chọn các đối tượng cần hiển thị các ràng buộc.
Giả sử sau khi ràng buộc như trên Hình 2.74, ta sử dụng công cụ Show
Constraints sẽ thấy được các ký hiệu ràng buộc Equal như Hình 2.75.
Hình 2.75
2.6. Công cụ sao chép và hiệu chỉnh đối tượng 2.6.1. Công cụ sao chép đối tượng 2.6.1. Công cụ sao chép đối tượng
a. Công cụ Rectangular Pattern
Tính năng: Sao chép các đối tượng gốc thành nhiều đối tượng theo hàng và cột.
Các bước thao tác:
Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Pattern sẽ xuất hiện hộp thoại Rectangular Pattern như Hình 2.76.
64
Bước 2: Chọn các biểu tượng và nhập các thông số cần thiết trên Hình 2.77 để sao chép các đội tượng theo yêu cầu.
Hình 2.77
Bước 3: Chọn biểu tượng sẽ được kết quả như Hình 2.78.
65
b. Công cụ Circular Pattern
Tính năng: Sao chép các đối tượng gốc thành nhiều đối tượng quay quanh tâm.
Các bước thao tác:
Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Pattern sẽ xuất hiện hộp thoại Circular Pattern như Hình 2.79.
Hình 2.79
Bước 2: Chọn các biểu tượng và nhập các thông số cần thiết trên Hình 2.80 để sao chép các đối tượng theo yêu cầu.
Hình 2.80
66
Hình 2.81 c. Công cụ Mirror
Tính năng: Tạo một đối tượng mới đối xứng với đối tượng gốc qua một trục. Các bước thao tác:
Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Pattern sẽ xuất hiện hộp thoại Mirror như Hình 2.82.
Hình 2.82
Bước 2: Sử dụng nút lệnh chọn các đối tượng gốc cần lấy đối xứng.
67
Bước 3: Sử dụng nút lệnh chọn trục đối xứng. Bước 4: Chọn nút Apply ta sẽ được kết quả như Hình 2.83. Bước 5: Chọn biểu tượng để hoàn tất.
Hình 2.83
2.6.2. Công cụ hiệu chỉnh đối tượng
a. Công cụ
Tính năng: Di chuyển một hoặc nhiều đối tượng từ vị trí ban đầu sang vị
trí mới.
Các bước thao tác:
Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Modify sẽ xuất hiện hộp thoại Move như Hình 2.84.
Hình 2.84
Bước 2: Sử dụng nút lệnh chọn các đối tượng gốc cần di chuyển. Bước 3: Sử dụng nút lệnh chọn điểm gốc của đối tượng cần di chuyển.
68
Bước 4: Chọn vị trí mới cần di chuyển đến. Ta được kết quả như Hình 2.85.
Hình 2.85
Bước 5: Chọn biểu tượng để hoàn tất.
Lưu ý: Các chức năng mở rộng của hộp thoại Move
Biểu tượng : Chức năng sao chép (đối tượng gốc không bị mất đi).
Biểu tượng : Chức năng tự động chuyển sang lựa chọn
Base Point sau khi chọn các đối tượng gốc cần di chuyển.
Biểu tượng : Chức năng nhập tọa độ vị trí mới
so với điểm gốc Base Point.
b. Công cụ
Tính năng: Sao chép đối tượng thành nhiều đối tượng giống nhau. Các bước thao tác:
Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Modify sẽ xuất hiện hộp thoại Copy như Hình 2.86.
69
Bước 2: Sử dụng nút lệnh chọn các đối tượng gốc cần sao chép Bước 3: Sử dụng nút lệnh chọn điểm gốc của đối tượng cần sao chép
Bước 4: Chọn các vị trí cần sao chép đến. Ta được kết quả như Hình 2.87.
Hình 2.87
Bước 5: Chọn biểu tượng để hoàn tất.
c. Công cụ
Tính năng: Quay một hay nhiều đối tượng quanh một điểm. Các bước thao tác:
Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Modify sẽ xuất hiện hộp thoại Copy như Hình 2.88.
70
Bước 2: Sử dụng nút lệnh chọn các đối tượng cần quay. Bước 3: Sử dụng nút lệnh chọn tâm quay.
Bước 4: Nhập giá trị góc cần quay vào ô Angle.
Bước 5: Chọn nút Apply ta sẽ được kết quả như Hình 2.89. Bước 6: Chọn biểu tượng để hoàn tất.
Hình 2.89 d. Công cụ
Tính năng: Cắt xén các đối tượng. Các bước thao tác:
Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Modify hoặc nhấn phím tắt X. Bước 2: Chọn các đối tượng cần xén. Ta được kết quả như Hình 2.90.
71
a) Trước khi xén b) Sau khi xén Hình 2.90
e. Công cụ
Tính năng: Kéo dài một đối tượng đến đối tượng cắt ngang khác gần đó. Các bước thao tác:
Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Modify.
Bước 2: Chọn đối tượng cần kéo dài. Ta được kết quả như Hình 2.91.
a)Trước khi kéo dài b) Sau khi kéo dài
Hình 2.91 f. Công cụ
Tính năng: Chia một đối tượng thành hai đối tượng khác nhau thông qua
một đối tượng cắt ngang.
Các bước thao tác:
Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Modify.
72
a)Trước khi chia b) Sau khi chia Hình 2.92
g. Công cụ
Tính năng: Phóng to hay thu nhỏ các đối tượng theo tỉ lệ nhất định. Các bước thao tác:
Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Modify sẽ xuất hiện hộp thoại Scale như Hình 2.93.
Hình 2.93
Bước 2: Sử dụng nút lệnh chọn các đối tượng cần phóng to (thu nhỏ).
Bước 3: Sử dụng nút lệnh chọn điểm cơ sở để phóng to (thu nhỏ).
Bước 4: Nhập hệ số thay đổi tỉ lệ kích thước vào ô Scale Factor (>1: phóng to;<1: thu nhỏ).
Bước 5: Chọn nút Apply sẽ được kết quả như Hình 2.94. Bước 6: Chọn biểu tượng để hoàn tất.
73
Hình 2.94 h. Công cụ
Tính năng: Di chuyển và kéo giãn các đối tượng. Các bước thao tác:
Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Modify sẽ xuất hiện hộp thoại Stretch như Hình 2.95.
Hình 2.95
Bước 2: Sử dụng nút lệnh chọn các đối tượng cần kéo giãn và di chuyển. Ta chọn các đối tượng bằng cách kéo chuột trái để tạo thành cửa sổ bao quanh chúng.
Bước 3: Sử dụng nút lệnh chọn điểm xác định khoảng di chuyển.
Bước 4: Chọn vị trí cần di chuyển đến.
Bước 5 Chọn biểu tượng để hoàn tất.
Lưu ý: Đối tượng nào nằm trong cửa sổ lựa chọn sẽ được dời đi, đối tượng
74
a)Trước khi Stretch b) Sau khi Stretch
c) Trước khi Stretch d) Sau khi Stretch Hình 2.96
i. Công cụ
Tính năng: Tạo đối tượng mới song song với một đối tượng cho trước. Các bước thao tác:
Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Modify hoặc nhấn phím tắt O.
Bước 2: Chọn đối tượng gốc.
Bước 3: Xác định vị trí cho đối tượng mới. Ta được kết quả như Hình 2.97.
Hình 2.97
75
2.7.1. Ví dụ
Để hiểu rõ hơn các nội dung được trình bày trong chương 2, tác giả sẽ hướng dẫn các bước cần thực hiện để xây dựng bản vẽ phác 2D có biên dạng và kích thước như Hình 2.98.
Hình 2.98
2.7.2. Trình tự các bước thực hiện
Bản vẽ trên có biên dạng đối xứng do đó ta chỉ cần vẽ một nửa (bên trái hoặc bên phải) rồi lấy đối xứng qua trục, sẽ được kết quả mong muốn.
Bước 1: Sử dụng lệnh Line vẽ đoạn thẳng đứng qua gốc tọa độ có kích thước 176mm và hai đoạn thẳng nằm ngang có kích thước 35mm và 27mm như Hình 2.99.
76
Bước 2: Chọn biểu tượng vẽ hai đường tròn đồng tâm có đường kính36 và 18, cách gốc tọa độ một khoảng 37mm theo phương x và 118mm theo phương y như Hình 2.100.
Hình 2.100
Bước 3: Tiếp tục chọn biểu tượng vẽ đường tròn đường kính
16 cách gốc tọa độ một khoảng 35mm theo phương x và 8mm theo phương y như Hình 2.101.
77
Bước 4: Chọn biểu tượng vẽ cung tròn có bán kính R = 86mm qua hai điểm nằm trên đường tròn 36 sau đó sử dụng công cụ Tangent
để ràng buộc tiếp xúc như Hình 2.102
Hình 2.102
Bước 5: Tiếp tục chọn biểu tượng vẽ cung tròn có bán kính R= 12 qua hai điểm nằm trên đường tròn ϴ36 và cùng tròn R86, sau đó sử dụng công cụ Tangent để ràng buộc tiếp xúc như hình 2.103
78
Bước 6: Sử dụng công cụ xén các đối tượng trên Hình 2.104.
Hình 2.104
Bước 7: Sử dụng lệnh Line vẽ đoạn thẳng đứng bất kỳ cách gốc tọa độ một khoảng 19mm như Hình 2.105.
Hình 2.105
Bước 8: Chọn biểu tượng vẽ cung tròn có bán kính R = 12mm qua hai điểm nằm trên đường tròn ϴ8 và đoạn thẳng mới vẽ, sau đó sử dụng công cụ Tangent để ràng buộc tiếp xúc như hình 2.106
79
Bước 9: Sử dụng công cụ xén các đối tượng trên Hình 2.107, ta được một nửa biên dạng như hình 2.107
Hình 2.107
Hình 2.108
Bước 10: Sử dụng công cụ Mirror lấy đối xứng một nửa biên dạng qua trục, rồi chọn biểu tượng biến trục đối xứng thành đường tâm, ta được bản vẽ phác hoàn chỉnh như Hình 2.109.
80
87
Chương 3
Môi trường tạo mô hình 3D (Part) Mục tiêu của bài:
- Thực hiện các lệnh tạo ra, chỉnh sửa, hoàn thiện các hình khối 3 chiều;