3.3.1 Lệnh Rib
Tính năng: Tạo gân chịu lực cho các chi tiết.
Điều kiện thực hiện lệnh: Phải có trước một biên dạng (kín hoặc hở) trên
một mặt phẳng nào đó để xác định hình dạng và kích thước của gân.
Các bước thao tác:
* Trường hợp 1: Tạo gân có chiều dày vuông góc với mặt phẳng chứa biên dạng.
Bước 1: Nhấp chọn biể tượng trên thanh Create sẽ xuất hiện hộp thoại Rib như Hình 3.32.
107
Hình 3.32
Bước 2: Chọn biểu tượng Parallel to Sketch Plane trong hộp thoại Rib. Bước 3: Sử dụng công cụ chọn biên dạng tạo gân.
Bước 4: Nhấp 1 trong 2 biểu tượng chọn hướng tạo gân. Bước 5: Nhập chiều dày gân cần tạo vào ô
Bước 6: Nhấp 1 trong 3 biểu tượng chọn hướng tạo chiều dày gân. Bước 7: Chọn cách tạo chiều sâu của gân, với 2 lựa chọn sau:
To Next : Chiều sâu gân xuất phát từ biên dạng tạo gân đến các mặt
phẳng giới hạn cho gân.
Finite : Chiều sâu gân được xác định bằng giá trị cần nhập.
Bước 8: Nhấp biểu tượng để hoàn tất, sẽ được kết quả như Hình 3.33.
108
c) Lệnh Rib với lựa chọn Finite
Hình 3.33. Tạo gân có chiều dày vuông góc với mặt phẳng chứa biên dạng * Trường hợp 2: Tạo gân có chiều dày song song với mặt phẳng chứa biên dạng
Bước 1: Cũng tương tự như Trường hợp 1, nhấp chọn biểu tượng trên thanh Create.
Bước 2: Chọn biểu tượng Normal to Sketch Plane trong hộp thoại Rib. Bước 3: Sử dụng công cụ trong mục Shape chọn biên dạng tạo gân. Bước 4: Nhấp 1 trong 2 biểu tượng chọn hướng tạo gân.
Bước 5: Nhập chiều dày gân cần tạo vào ô
Bước 6: Nhấp 1 trong 3 biểu tượng chọn hướng tạo chiều dày gân. Bước 7: Chọn cách tạo chiều sâu của gân, với 2 lựa chọn sau:
To Next : Chiều sâu gân xuất phát từ biên dạng tạo gân đến các mặt
phẳng giới hạn cho gân.
Finite : Chiều sâu gân được xác định bằng giá trị cần nhập.
109
a) Chi tiết và biên dạng
b) Lệnh Rib với lựa chọn To Next\
c) Lệnh Rib với lựa chọn Finite
Hình 3.34. Tạo gân có chiều dày song song với mặt phẳng chứa biên dạng
3.3.2. Lệnh Coil
Tính năng: Quét biên dạng theo đường xoắn ốc quanh một trục. Ví dụ tạo
110
a) Lò xo b) Ren trên bulông Hình 3.35
Điều kiện thực hiện lệnh: Phải có trước một biên dạng và một đoạn thẳng
làm trục quay (Có thể chọn trục x, y, z của hệ thống làm trục quay).
Các bước thao tác:
Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Create sẽ xuất hiện hộp thoại Coil như Hình 3.36.
Hình 3.36
Bước 2: Sử dụng công cụ trong trang Coil Shape chọn biên dạng. Bước 3: Sử dụng công cụ chọn trục quay và đảo chiều đường xoắn ốc.
Bước 4: Nhấp 1 trong 2 biểu tượng chọn hướng xoắn. Bước 5: Chọn dạng tạo hình trong mục Output:
Dạng 1 : Tạo khối đặc (Solid).
Dạng 2 : Tạo mô hình mặt (Surface).
111
- Join : Cộng các solid
- Cut : Trừ các solid.
- Intersect : Giao giữa các solid
- New solid : Tạo solid mới.
a) Biên dạng và trục quay b) Ren tạo thành trên chi tiết Hình 3.37.Tạo đường xoắn ốc với chế độ Cut
Bước 7: Thiết lập các thông số cho đường xoắn ốc trong trang Coil Size, với 4 lựa chọn trong mục Type gồm: Pitch and Revolution: Nhập giá trị bước
xoắn và số vòng xoắn theo bảng sau:
Hình 3.38
Với lựa chọn này, ta có kết quả như Hình 3.39.
a)Biên dạng và trục quay b) Lò xo được tạo ra Hình 3.39
112
Revolution and Height: Nhập giá trị số vòng xoắn và chiều cao đường
xoắn ốc theo bảng sau:
Hình 3.40
- Pitch and Height: Nhập giá trị bước xoắn và chiều cao đường xoắn ốc theo
Hình 3.41
- Spiral: Tạo đường Acsimet với các thông số cần nhập trên Hình 3.42, ta
được kết quả như Hình 3.43.
113
a)Biên dạng và trục quay b) Đường Acsimet được tạo ra Hình 3.43.Tạo đường Acsimet với lựa chọn Spiral
Bước 9: Nhấp chọn biểu tượng để hoàn tất.
3.3.3. Lệnh Emboss
Tính năng: Tạo đối tượng nổi lên hoặc chìm xuống bề mặt chi tiết như Hình 3.44.
e)Chữ nổi lên trên mặt bàn b) Chữ chìm xuống mặt bàn Hình 3.44.
Điều kiện thực hiện lệnh: Phải có trước một bề mặt và một biên dạng đã phác thảo
Các bước thao tác:
Bước 1:Nhập vào biểu tượng trên thành Create sẽ xuất hiện hộp thoại Emboss như hình 3.45
114
Bước 2: Sử dụng công cụ chọn biên dạng.
Bước 3: Đánh dấu vào ô rồi click biểu tượng chọn bề mặt chi tiết.
Bước 4: Nhập ô Depth giá trị chiều cao (hoặc chiều sâu) cần nổi (hoặc chìm) cho đối tượng.
Bước 5: Nhấp biểu tượng Top Face Appearance chọn màu sắc cho đối tượng cần tạo.
Bước 6: Chọn 1 trong 3 cách tạo hình sau:
- Emboss from Face : Đối tượng nổi lên trên chi tiết (tạo thêm).
- Engrave from Face : Đối tượng chìm xuống chi tiết (cắt bỏ).
- Emboss/ Engrave from Plane : Đối tượng nổi lên trên chi tiết với
chiều cao bằng khoảng cách từ biên dạng phác thảo đến bề mặt của chi tiết. Bước 7: Chọn 1 trong 3 biểu tượng xác định hướng phù hợp. Bước 8: Nhấp biểu tượng để hoàn tất, ta được kết quả như Hình 3.46.
115
b) Lệnh Emboss với lựa chọn Emboss from Face
c) Lệnh Emboss với lựa chọn Engrave from Face
Hình 3.46
3.3.4 Lệnh Hole
Tính năng: Tạo đồng thời một hoặc nhiểu lỗ trên chi tiết. Các lỗ này có thể
là lỗ khoan, lỗ thông suốt, lỗ bậc, lỗ côn, lỗ ren.
Điều kiện thực hiện lệnh: Phải có trước một chi tiết trong môi trường Part.
Các bước thao tác:
Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Modify hoặc nhấn phím tắt
116
Hình 3.47
Bước 2: Chọn phương pháp xác định vị trí tâm lỗ trong mục Placement, với 4 lựa chọn sau:
From Sketch: Chọn tâm lỗ từ các điểm (Point) trên biên dạng phác thảo.
+ Lựa chọn này đòi hỏi phải có trước các điểm (Point) trên bản vẽ phác
Sketch.
+ Sử dụng công cụ chọn các điểm vừa tạo làm tâm lỗ.
Linear: Tâm lỗ được định vị trí trên bề mặt của chi tiết và cách 2 cạnh của
mặt phẳng đó một khoảng xác định.
+ Sử dụng công cụ chọn mặt phẳng của chi tiết cần tạo lỗ.
+ Sử dụng công cụ chọn cạnh thứ nhất của mặt phẳng tạo lỗ rồi nhập kích thước từ tâm lỗ đến cạnh được chọn.
117
+ Sử dụng công cụ chọn cạnh thứ hai của mặt phẳng tạo lỗ rồi nhập kích thước từ tâm lỗ đến cạnh được chọn.
Concentric: Tạo lỗ trên mặt phẳng bất kỳ đồng tâm với khối trụ hoặc
đường tròn, cung tròn cho trước.
+ Sử dụng công cụ chọn mặt phẳng bất kỳ cần tạo lỗ.
+ Sử dụng công cụ chọn mặt trụ, đường tròn hoặc cung tròn đồng tâm với lỗ cần tạo.
- On Point: Tâm lỗ đi qua một điểm được tạo bằng công cụ Work Point (sẽ
được trình bày trong mục …. Phần ……)
+ Lựa chọn này đòi hỏi phải có trước một điểm được tạo bằng lệnh Work
Point tại vị trí cần tạo lỗ.
+ Sử dụng công cụ chọn điểm được tạo bằng lệnh Work Point. + Sử dụng công cụ chọn mặt phẳng mà đường tâm lỗ cần tạo vuông góc hoặc chọn cạnh, trục mà đường tâm lỗ cần tạo song song.
Bước 3: Chọn kiểu lỗ cần tạo, với 4 lựa chọn sau:
Drilled : Tạo lỗ trơn.
Counterbore : Tạo lỗ bậc, bậc nhỏ có thể tạo ren thẳng.
Spotface : Tạo lỗ bậc, bậc nhỏ có thể tạo ren thẳng hoặc ren côn.
Countersink : Tạo lỗ côn.
Bước 4: Định dạng đầu mũi khoan trong mục Drill Point, với 2 lựa chọn sau:
118
Angle : Đầu côn
Bước 5: Xác định kích thước của lỗ trong mục Termination, với 3 lựa chọn sau:
Distance: Tạo lỗ có chiều sâu xác định như Hình 3.48.
a)Lỗ trơn b) Lỗ bậc c) Lỗ côn Hình 3.48
- Throught All: Tạo lỗ suốt.
- To: Tạo lỗ có chiều sâu từ mặt phẳng chứa tâm lỗ ban đầu tới mặt phẳng được chọn.
Bước 6: Chọn loại lỗ có ren hoặc không ren, với 4 lựa chọn sau:
Simple Hole : Tạo lỗ không ren.
Clearance Hole : Tạo lỗ lắp bulông theo tiêu chuẩn.
Tapped Hole : Tạo lỗ có ren theo tiêu chuẩn như Hình 3.49.
Hình 3.49
Taper Tapped Hole : Tạo lỗ ren côn.
119
3.3.5. Lệnh Fillet
Tính năng: Bo tròn các cạnh của chi tiết.
Điều kiện thực hiện lệnh: Phải có trước một chi tiết trong môi trường Part.
Các bước thao tác:
Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Modify hoặc nhấn phím tắt F sẽ xuất hiện hộp thoại Fillet như Hình 3.50.
Hình 3.50
Bước 2: Chọn các dạng bo tròn, gồm:
Dạng Edge Fillet : Bo tròn các cạnh của chi tiết, với 3 lựa chọn sau:
+ Constant: Bo tròn cạnh với bán kính không thay đổi.
+ Edge: Bo tròn một cạnh.
Chọn một cạnh cần bo tròn.
Nhập giá trị bán kính bo tròn vào ô Radius.
+ Loop: Bo tròn tất cả các cạnh trên mặt phẳng.
Chọn một cạnh bất kỳ trên mặt phẳng cần bo tròn. Nhập giá trị bán kính bo tròn vào ô Radius.
+ Feature: Bo tròn tất cả các cạnh trên chi tiết.
Chọn chi tiết cần bo tròn.
120
Variable: Bo tròn cạnh có bán kính không thay đổi.
+ Chọn cạnh cần bo tròn.
+ Nhập giá trị bán kính tại 2 đầu cần bo vào ô Radius của điểm đầu (Start)
và điểm cuối (End).
Lưu ý: Ta có thể thay đổi bán kính tại một điểm bất kỳ trên cạnh bằng cách
nhấp chuột tại điểm đó rồi nhập giá trị bán kình vào ô Radius như Hình 3.51..
Hình 3.51
Setback: Tạo vùng bo tại vị trí giao 3 cạnh của chi tiết.
Dạng Face Fillet : Bo tròn tại giao tuyến của 2 bề mặt trên chi tiết. Sử dụng công cụ chọn mặt thứ nhất.
Sử dụng công cụ chọn mặt thứ hai. Nhập bán kính cần bo tròn vào ô Radius.
Dạng Full Round Fillet : Tạo cung bo tiếp xúc với cả 3 bề mặt của chi tiết. Sử dụng công cụ chọn mặt bên thứ nhất.
Sử dụng công cụ chọn mặt giữa.
Sử dụng công cụ chọn mặt bên thứ hai. Bước 3: Nhấp chọn biểu tượng để hoàn tất.
3.3.6 Lệnh Chamfer
121
Hình 3.52
Điều kiện thực hiện lệnh: Phải có trước một chi tiết trong môi trường Part.
Các bước thao tác:
Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Modify sẽ xuất hiện hộp thoại Chamfer như Hình 3.53.
Hình 3.53
Bước 2: Chọn các dạng vát cạnh, gồm:
- Dạng Distance : Lựa chọn này tạo góc vát là 45o và khoảng cách vát theo hai phương bằng nhau.
+ Sử dụng công cụ chọn các cạnh cần vát. + Nhập kích thước cần vát vào ô
- Dạng Distance and Angle : Tạo mặt vát khi biết khoảng cách vát theo theo một phương và góc vát.
+ Sử dụng công cụ chọn mặt phẳng xác định góc vát. + Sử dụng công cụ chọn các cạnh cần vát.
+ Nhập kích thước cần vát vào ô + Nhập góc vát vào ô
122
- Dạng Two Distances : Tạo mặt vát khi biết khoảng cách vát theo theo hai phương.
+ Sử dụng công cụ chọn các cạnh cần vát. Nhập kích thước cần vát theo phương 1 vào ô + Nhập kích thước cần vát theo phương 2 vào ô Bước 3: Nhấp chọn biểu tượng để hoàn tất.
3.3.7. Lệnh Shell
Tính năng: Tạo chi tiết có thành mỏng với chiều dày xác định như Hình 3.54.
Hình 3.54
Điều kiện thực hiện lệnh: Phải có trước một chi tiết trong môi trường Part.
Các bước thao tác:
Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Modify sẽ xuất hiện hộp thoại Shellnhư Hình 3.55.
123
Bước 2: Chọn mặt phẳng để tạo thành mỏng cho chi tiết. Bước 3: Chọn cách tạo thành mỏng, với 3 lựa chọn sau:
- Inside : Thành mỏng nằm bên trong biên dạng ngoài của chi tiết.
- Outside : Thành mỏng nằm bên ngoài biên dạng ngoài của chi tiết.
- Both : Thành mỏng phân bố đều 2 bên biên dạng ngoài của chi tiết.
Bước 4: Nhập chiều dày thành mỏng vào ô
Bước 5: Sử dụng công cụ chọn mặt của chi tiết cần bỏ đi. Bước 6: Nhấp chọn biểu tượng để hoàn tất.
3.3.8. Lệnh Draft
Tính năng: Tạo mặt vát trên chi tiết như Hình 3.56.
Hình 3.56
Điều kiện thực hiện lệnh: Phải có trước một chi tiết trong môi trường Part.
Các bước thao tác:
Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Modify sẽ xuất hiện hộp thoại Face Draft như Hình 3.57.
124
Bước 2: Chọn dạng tạo mặt vát, với 3 lựa chọn sau:
- Fixed Edge : Tạo mặt vát bằng cách cố định một cạnh và chọn mặt để vát.
+ Sử dụng công cụ Pull Direction chọn cạnh cố định. + Sử dụng công cụ Flip Pull Direction để đổi hướng vát. + Sử dụng công cụ Face chọn mặt vát.
+ Nhập góc vát vào ô .
- Fixed Plane : Tạo mặt vát bằng cách cố định một mặt và chọn mặt để vát.
+ Sử dụng công cụ Fixed Plane chọn mặt cố định.
+ Sử dụng công cụ Flip Pull Direction để đổi hướng vát. + Sử dụng công cụ Face chọn mặt vát.
+ Nhập góc vát vào ô .
- Parting Line : Tạo mặt vát ở hai bên đường phân chia chi tiết.
+ Sử dụng công cụ Pull Direction chọn cạnh cố định. + Sử dụng công cụ Flip Pull Direction để đổi hướng vát.
+ Sử dụng công cụ Parting Line chọn đường phân chia như Hình 3.58. + Sử dụng công cụ Face chọn mặt vát.
+ Nhập góc vát vào ô .
125
Bước 3: Nhấp chọn biểu tượng để hoàn tất.
3.3.9. Lệnh Thread
Tính năng: Tạo ren ngoài hoặc ren trong trên chi tiết như Hình 3.59.
f)Ren ngoài b) Ren trong
Hình 3.59
Điều kiện thực hiện lệnh: Phải có trước một chi tiết hình trụ hoặc hình côn. Các bước thao tác:
Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Modify sẽ xuất hiện hộp thoại Thread như Hình 3.60.
Hình 3.60
Bước 2: Trên trang Location, Sử dụng công cụ chọn mặt trụ hoặc mặt lỗ để tạo ren.
Bước 3: Chọn ô để tạo ren trên suốt chiều dài mặt trụ hoặc mặt lỗ. Khi bỏ chọn sẽ hiện thêm ô Offset và ô Length với ý nghĩa sau:
Ô Offset: Nhập khoảng cách từ mặt đầu đến vị trí xuất phát ren.
Ô Offset: Nhập chiều dài đoạn ren cần tạo.
Bước 4: Click biểu tượn để đổi hướng tạo ren.
Bước 5: Đánh dấu vào ô để chọn hoặc bỏ chọn chế
126
Bước 6: Vào trang Specification, chọn loại ren cần tạo trong mục Thread Type. Bước 7: Chọn kích thước danh nghĩa của ren trong ô Size.
Bước 8: Chọn bước ren phù hợp trong ô Designation.
Bước 9: Chọn để tạo ren phải.
Bước 10: Chọn để tạo ren trái.
Bước 11: Nhấp chọn biểu tượng để hoàn tất.
3.3.10. Lệnh Split
Tính năng: Cắt một khối hoặc một bề mặt nào đó của khối thành hai phần
riêng biệt
Điều kiện thực hiện lệnh: Phải có trước một khối trong môi trường Part.
Các bước thao tác:
Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Modify sẽ xuất hiện hộp thoại Split như Hình 3.61.
Hình 3.61
Bước 2: Chọn dạng cắt phù hợp, với 3 lựa chọn sau:
Split Face : Cắt bề mặt của khối thành hai phần.
+ Sử dụng công cụ chọn mặt phẳng hoặc đường thẳng làm công cụ cắt. Có thể chọn 1 trong 3 mặt phẳng XY, XZ và YZ của hệ thống làm công cụ cắt.
+ Chọn 1 trong 2 biểu tượng trong mục Face, gồm :All : Cắt toàn bộ các bề mặt mà công cụ cắt đi qua.
Select : Chọn bề mặt của khối cần cắt
+ Sử dụng công cụ chọn những bề mặt của khối cần cắt.