Công cụ ràng buộc vị trí

Một phần của tài liệu Giáo trình Mô hình hóa sản phẩm cơ khí (Nghề: Vẽ và thiết kế trên máy tính - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 56 - 64)

Trong quá trình vẽ phác biên dạng, nếu ràng buộc quá nhiều kích thước

(Dimension) sẽ gây rối cho bản vẽ và hiệu quả kém. Để khắc phục hiện tượng

này, phần mềm Inventor đã tạo ra hàng loạt các công cụ để hỗ trợ ràng buộc vị trí tương quan giữa các đối tượng trong bản vẽ.

a. Công cụ Coincident Constraint

Tính năng: Ràng buộc một điểm thuộc một đối tượng nào đó. Các bước thao tác:

Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Constraint. Bước 2: Chọn điểm cần ràng buộc.

Bước 3: Chọn đối tượng bất kỳ.

Giả sử ta cần ràng buộc tâm đường tròn thuộc đường thẳng, ta được kết quả như Hình 2.63.

56

a) Trước khi ràng buộc b) Sau khi ràng buộc

Hình 2.63

b. Công cụ Collinear Constraint

Tính năng: Ràng buộc hai đoạn thẳng hoặc hai trục nào đó thẳng hàng. Các bước thao tác:

Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Constraint. Bước 2: Chọn đoạn thẳng thứ nhất.

Bước 3: Chọn đoạn thẳng thứ hai. Ta được kết quả như Hình 2.64.

a)Trước khi ràng buộc b) Sau khi ràng buộc

Hình 2.64

c. Công cụ Concentric Constraint

Tính năng: Ràng buộc hai đối tượng đồng tâm. Hai đối tượng này có thể là

hai đường tròn, hai cung tròn hoặc đường tròn với cung tròn.

Các bước thao tác:

57 Bước 2: Chọn đối tượng thứ nhất.

Bước 3: Chọn đối tượng thứ hai. Ta được kết quả như Hình 2.65.

a)Trước khi ràng buộc b) Sau khi ràng buộc Hình 2.65

d. Công cụ Fix

Tính năng: Ràng buộc cố định vị trí của một điểm hoặc đường cong trên

mặt phẳng vẽ phác. Sau khi thực hiện lệnh này, đối tượng đó không thể di chuyển hoặc thay đổi kích thước.

Các bước thao tác:

Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Constraint.

Bước 2: Chọn điểm hoặc đường cong cần ràng buộc, được kết quả như Hình 2.66.

Bước 3: Nhấp chuột phải và chọn OK để hoàn tất.

58

e. Công cụ Parallel Constraint

Tính năng: Ràng buộc hai đối tượng song song với nhau. Đối tượng này có thể là đoạn thẳng hoặc trục của elip.

Các bước thao tác:

Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Constraint. Bước 2: Chọn đối tượng thứ nhất.

Bước 3: Chọn đối tượng thứ hai. Ta được kết quả như Hình 2.67. Bước 4: Nhấp chuột phải và chọn OK để hoàn tất.

a)Trước khi ràng buộc b) Sau khi ràng buộc Hình 2.67

f. Công cụ Perpendicular Constraint

Tính năng: Ràng buộc hai đối tượng vuông góc với nhau. Đối tượng này

có thể là đoạn thẳng, trục của elip hoặc đường cong nào đó.

Các bước thao tác:

Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Constraint. Bước 2: Chọn đối tượng thứ nhất.

Bước 3: Chọn đối tượng thứ hai. Ta được kết quả như Hình 2.68. Bước 4: Nhấp chuột phải và chọn OK để hoàn tất.

59

a)Trước khi ràng buộc b) Sau khi ràng buộc Hình 2.68

g. Công cụ Horizontal Constraint

Tính năng: Ràng buộc một đoạn thẳng nằm ngang theo gốc tọa độ. Đoạn

thẳng này có thể là đoạn thẳng ảo giới hạn bởi hai điểm.

Các bước thao tác:

Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Constraint.

Bước 2: Chọn đoạn thẳng hoặc hai điểm tạo đoạn thẳng cần ràng buộc nằm ngang.Ta được kết quả như Hình 2.69.

Bước 3: Nhấp chuột phải và chọn OK để hoàn tất.

a) Trước khi ràng buộc b) Sau khi ràng buộc Hình 2.69

h. Công cụ Vertical Constraint

Tính năng: Ràng buộc một đoạn thẳng nằm thẳng đứng theo gốc tọa độ.

60

Các bước thao tác:

Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Constraint.

Bước 2: Chọn đoạn thẳng hoặc hai điểm tạo đoạn thẳng cần ràng buộc nằm thẳng đứng. Ta được kết quả như Hình 2.70.

Bước 3: Nhấp chuột phải và chọn OK để hoàn tất.

a)Trước khi ràng buộc b) Sau khi ràng buộc

Hình 2.70 i. Công cụ Tangent

Tính năng: Ràng buộc tiếp xúc giữa hai đối tượng. Các bước thao tác:

Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Constraint. Bước 2: Chọn đối tượng thứ nhất.

Bước 3: Chọn đối tượng thứ hai. Ta được kết quả như Hình 2.71. Bước 4: Nhấp chuột phải và chọn OK để hoàn tất.

a)Trước khi ràng buộc b) Sau khi ràng buộc Hình 2.71

61

j. Công cụ Smooth

Tính năng: Làm trơn phần giao nhau của hai đối tượng. Lệnh này áp dụng

cho hai đối tượng mà trong đó phải có một đường là Spline, đường còn lại có thể là cung tròn, đoạn thẳng hoặc một spline khác.

Các bước thao tác:

Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Constraint. Bước 2: Chọn đối tượng thứ nhất.

Bước 3: Chọn đối tượng thứ hai. Ta được kết quả như Hình 2.72. Bước 4: Nhấp chuột phải và chọn OK để hoàn tất.

a)Trước khi ràng buộc

b) Sau khi ràng buộc

Hình 2.72

k. Công cụ Symmetric

62

Các bước thao tác:

Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Constraint. Bước 2: Chọn đối tượng thứ nhất.

Bước 3: Chọn đối tượng thứ hai.

Bước 4: Chọn trục đối xứng. Ta được kết quả như Hình 2.73. Bước 5: Nhấp chuột phải và chọn OK để hoàn tất

a)Trước khi ràng buộc b) Sau khi ràng buộc Hình 2.73

l. Công cụ Equal

Tính năng: Ràng buộc hai đối tượng bằng nhau. Các bước thao tác:

Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Constraint. Bước 2: Chọn đối tượng thứ nhất (là đối tượng được ràng buộc). Bước 3: Chọn đối tượng thứ hai. Ta được kết quả như Hình 2.74. Bước 4: Nhấp chuột phải và chọn OK để hoàn tất.

a) Trước khi ràng buộc b) Sau khi ràng buộc

63

m. Công cụ Show Constraints

Tính năng: Hiển thị tất cả các ràng buộc lên đối tượng. Các bước thao tác:

Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Constraint. Bước 2: Chọn các đối tượng cần hiển thị các ràng buộc.

Giả sử sau khi ràng buộc như trên Hình 2.74, ta sử dụng công cụ Show

Constraints sẽ thấy được các ký hiệu ràng buộc Equal như Hình 2.75.

Hình 2.75

Một phần của tài liệu Giáo trình Mô hình hóa sản phẩm cơ khí (Nghề: Vẽ và thiết kế trên máy tính - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 56 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)