Nhiệt độ khuôn:

Một phần của tài liệu Giáo trình Thiết kế khuôn mẫu (Nghề: Vẽ và thiết kế trên máy tính - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 27 - 31)

Tùy theo thông số kỹ thuật của mỗi loại nguyên liệu nhựa nên nhiệt độ khuôn trong quá trình ép phun có sự khác nhau. Nhiệt độ khuôn được thiết lập và duy trì ở một mức độ phù hợp cho nhựa được điền đầy và làm nguội sản phẩm sau khi phun để hoàn thành sự kết tinh sản phẩm, đồng thời đảm bảo được

sự đồng nhất của kích thước sản phẩm. Nhiệt độ khuôn không đủ nóng khiến cho sản phẩm bị làm lạnh sớm ngay trong khuôn dẫn đến tình trạng khuôn không điền đầy, hiện tượng kết tinh kém làm cho tính chịu nhiệt của sản phẩm bị hạ thấp hoặc biến hình. Nhiệt độ khuôn không đủ mát làm cho sản phẩm không kịp nguội khiến sản phẩm bị co ngót hoặc biến dạng cong vênh.

Việc cài đặt, điều chỉnh thông số máy ép nhựa về mặt thời gian tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Hay đúng hơn, cách chỉnh máy ép nhựa ở các điều kiện nêu trên còn phụ thuộc vào chất liệu nhựa, tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm nhựa. Chỉnh thông số máy ép nhựa khá phức tạp và cần sự am hiểu sâu rộng đối với lĩnh vực này. Các tài liệu về cách chỉnh thông số máy ép nhựa không thể chi tiết hết được toàn bộ quá trình ép.

5.3.Đo và điều khiển nhiệt độ trong quá trình ép phun

Nhiệt độ của khuôn (gia nhiệt cho khuôn hoặc làm nguội khuôn) rất quan trọng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình ép phun. Nhiệt độ khuôn có ảnh hưởng đến

- Chu kỳ ép phun

- Hình dáng và tính chất sản phẩm - Tính thẩm mỹ của sản phẩm.

- Độ co rút, độ bền và các khuyết tật trên sản phẩm

Do đó, nhiệt độ của khuôn cần phải được đo đạt và điều chỉnh hợp lý. Hiện nay có nhiều loại sensor và cácđồng hồ đo nhiệt cao hiển thị số được bán trên thị trường. Các loại đồng hồ này chủ yếu dùng để đo nhiệt độ ở mặt ngoài của khoang chứa liệu, vòi phun và các bề mặt của khuôn.

Một số loại cảm biến dùng để đo nhiệt độ của khuôn:

- Cảm biến lò xo (spring sensor) dùng để đo nhiệt bề mặt của cối khuôn và chày khuôn

- Cảm biến đo độ ẩm.

- Cảm biến từ được dùng khi không dùng được cảm biến lò xo

5.4.Khắc phục một số lỗi thường gặp trong quá trình ép phun

Thông qua các công đoạn của quá trình ép phun nhựa nhiệt dẻo và các yếu tố liên quan như độ phức tạp sản phẩm cũng như kết cấu thiết kế của khuôn, việc kiểm tra và điều chỉnh khắc phục lỗi sản phẩm ép phun nhựa nhiệt dẻo cần được thực hiện theo trình tự ưu tiên đã được tổng hợp theo bảng trong hình 5.34

Bên cạnh đó, nhằm hạn chế lỗi sản phẩm phát sinh trong quá trình vận hành khuôn cũng như sự tối ưu hóa cơ cấu hoạt động của khuôn, các nhà làm khuôn thường sử dụng các phần mềm hỗ trợ chuyên dùng SolidWorks Flow Simulation, CAE (Computer-Aided Engineering), Autodesk Moldflow, Sigmasoft, Moldex3D, … để mô phỏng hoạt động của kết cấu khuôn, mô phỏng dòng chảy nguyên liệu ép phun và các lỗi tiềm ẩn của sản phẩm trước khi thực hiện chế tạo khuôn nhằm tối ưu hóa việc thiết kế khuôn ngay từ đầu.

Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng ngoại quan của sản phẩm ép phun nhựa nhiệt dẻo từ khuôn mẫu được thiết kế để ép phun, các thông số vận hành máy ép phun và kể cả các hành động phụ trợ liên quan khác như vật liệu nhiễm bẩn, tỷ lệ nhựa tái sinh sử dụng, vệ sinh khuôn,… Việc thực hiện khắc phục lỗi sản phẩm theo trình tự được tổng hợp như bảng trong hình 5.34 nhằm giảm thiểu thời gian cải tiến lỗi cũng như giảm tỷ lệ lỗi sản phẩm cho chất lượng linh kiện sản phẩm nhựa trong quá trình ép phun nhựa nhiệt dẻo. Bên cạnh đó, tối ưu hóa trong thiết kế và chế tạo khuôn mẫu thông qua các phần mềm mô phỏng hỗ trợ để dự đoán các yếu tố tác động đến nhằm giảm thiểu thời gian thiết kế khuôn, rút ngắn được thời gian cũng như chi phí trong việc chế tạo khuôn mẫu và thử nghiệm khuôn đưa vào vận hành.

5.5.Một số loại máy ép phun

Bài 6

Xử lý khuyết tật trên sản phẩm Mục tiêu

- Nắm được các khuyết tật thường gặp trong sản phẩm nhựa;

- Nắm được các nguyên nhân cũng như biện pháp khắc phục các khuyết tật.

- Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực sáng tạo trong học tập.

Nội dung 6.1.Lỗ khí

Các lỗ klhí xảy rav khi các dòng chảy của nhựa cùng bao quanh các bọt khí. Khuyết tật lỗ khí khiến cho nhựa không thể điền đầy một cách hoàn toàn và làm xấu bề mặt sản phẩm. Ngoài ra, các lỗ khí còn tạo ra ứng suất nén lên các vùng khác của sản phẩm và bị gia nhiệt gây ra các vết cháy trên bề mặt sản phẩm.

Hình 6.1: Các lỗ khí trên bề mặt sản phẩm

Một phần của tài liệu Giáo trình Thiết kế khuôn mẫu (Nghề: Vẽ và thiết kế trên máy tính - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)