đã được liệt kê trong danh sách các loài động vật hoang dã được WWF bảo vệ. Trong vài năm qua, WWF đã hợp tác với chính phủ và các tổ chức từ nhiều quốc gia trên thế giới để nghiên cứu và bảo vệ loài thú đang bị đe dọa này.
Chương trình động vật hoang dã Đông Dương đã phối hợp với Việt Nam, Lào, Campuchia để thực hiện kế hoạch hành động, đồng thời để bảo trợ và giúp đỡ trong việc đánh giá, qui hoạch và bảo tồn loài động vật quý hiếm với những kết quả rất lạc quan. Sao La được tìm thấy trong Khu bảo tồn thiên nhiên Vũ Quang (Hà Tĩnh) vào năm 1992 và một số khu rừng trong tỉnh Thừa Thiên Huế.
Theo thống kê của các chuyên gia WWF và các nhà khoa học Việt Nam thì có một số lượng cá thể của Sao La trong khoảng từ 70 đến 100 cá thể, giới han trong một diện tích khoảng 4.000 km2 trong các cánh rừng dọc theo biên giới Việt Nam và Lào. Vùng mà Sao La bị bắt được xem như là một khu vực nhỏ còn lại trong nơi cư trú của loài và việc mất mát nơi này có thể là tai hoạ cho sự sống sót của quần thể trong vùng cũng như đối với toàn bộ loài. May mắn là Sao La không phải là đối tượng có giá trị đặc biệt về y học và cũng không có giá trị cao như các loài quý hiếm khác như hổ chẳng hạn. Các tay săn bắn trộm không có ý định nhắm vào Sao La do nó không có giá trị về kinh tế. Như vậy, các nhà bảo tồn hy vọng rằng với sự nhận thức và niềm tự hào quốc
gia về một loài động vậy duy nhất, đẹp đẽ và đang bị nguy cơ, có thể có hy vọng vào sự tồn tại của Sao la. Chính phủ Việt Nam và các ban ngành liên quan phối hợp với WWF đã thực hiện các biện pháp hiệu quả và đặc biệt để bảo tồn môi trường Sinh thái cho Sao La và các loài quý hiếm khác.
Để có thể giới thiệu loài động vật quý hiếm này, Tổng Cục Bưu chính Viễn Thông đã phát hành bộ tem về Sao La. Có 4 loại tem có giá trị khác nhau nêu lên các hình ảnh về Sao La trong môi trường tự nhiên - khi còn non với dáng vẻ ngây thơ ngờ nghệch và khi trưởng thành với cặp sừng dài, thẳng như kiếm.
3.4.3. Các loài rùa
Năm 2000, Tổ chức bảo tồn thế giới (IUCN) đã xác định 200 trong số 300 loài rùa nước ngọt và ở biển (67%) đang bị đe dọa tuyệt chủng và cần có những hành động bảo tồn. Tình trạng này tiếp tục tồi tệ hơn với việc gia tăng của sự mất nơi cư trú, nhu cầu thực phẩm, dược phẩm hay vật nuôi và những tác động của bệnh tật và sự thay đổi khí hậu thế giới.
Không có một nơi nào mà các loài rùa lại bị đe dọa nhiều như ở Châu Á, nơi mà hơn 90 loài đang nguy cấp. Mối đe dọa khẩn cấp nhất hiện nay ở Châu Á đó là tình trạng không kiểm soát được việc buôn bán các loài rùa cho nhu cầu thực phẩm và y dược cổ truyền .
Quỹ bảo tồn rùa (TCF, The Turtle Conservation Fund) được thành lập năm 2002 để phát triển và thực hiện kế hoạch hành động bảo tồn toàn cầu để bảo đảm sự tồn tại của tất cả các loài rùa. Nhiệm vụ của TCF là bảo đảm không có một loài rùa nào bị tuyệt chủng và duy trì các quần thể của rùa ngoài thiên nhiên hoang dã.
TFC đã ban hành một kế hoạch hành động nhằm đưa ra một chiến lược dựa trên nền tảng khoa học khả thi nhằm bảo tồn các loài rùa. Kế hoạch này kết hợp các chương trình phát triển cho việc nhân nuôi, tiến hành các điều tra sinh học, sinh thái, và xây dựng các năng lực về kinh tế, khoa học, luật pháp và các năng lực khác nhằm bảo vệ hữu hiệu các loài rùa và nơi cư trú của chúng. TCF sẽ tiến hành hoạt động tại Châu Á, Châu Phi, Châu Úc, Địa Trung Hải, Châu Âu, Bắc Mỹ, Trung Mỹ.
Chương 4