Góc nhìn từ thực tiễn

Một phần của tài liệu 56724-Điều văn bản-161141-1-10-20210511 (Trang 34 - 36)

trọng như vậy là cả một sự đảo lộn nghiêm trọng đến sự tồn tại của một dự án.

Cụm thông số đầu tiên mà dự án 8B Lê Trực được Chủ tịch UBND TP Hà Nội ký ban hành Quyết định số 2452/QĐ-UBND ngày 05/12/2008 chỉ đạo, đó là việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng chi tiết tỷ lệ 1/500, cho phép quy mô công trình cao 17 tầng và khối đế 5 tầng; độ cao công trình tối đa 70 m.

Vào thời điểm này, theo các văn bản pháp lý thì những dự án nằm trong quy hoạch chi tiết 1/500 không phải cấp giấy phép xây dựng. Những người trong ngành có thể hiểu bởi một lẽ đơn giản, tập những bản thiết kế của dự án tại Sở Quy hoạch - Kiến trúc đã có những quy định chi tiết gấp hàng trăm lần so với một tờ A4 của giấy phép xây dựng.

Tiếp theo là Văn bản số 499/QHKT-P3 ngày 16/3/2009 của Sở Quy hoạch - Kiến trúc thành phố về việc chấp thuận quy hoạch tổng mặt bằng, phương án thiết kế sơ bộ kiến trúc dự án với nội dung đúng theo Quyết định số 2452/QĐ-UBND của UBND thành phố, cùng với đó là Văn bản số 2154/SXD-TĐ của Sở Xây dựng ngày 07/4/2009 về kết quả thẩm định thiết kế cơ sở Công trình thuộc dự án “Trung tâm thương mại, văn phòng và nhà ở” tại số 8B Lê Trực.

Tuy nhiên, không hiểu vì một lý do nào đó, ngày 12/07/2013, UBND TP Hà Nội có Văn bản số 5043/UBND-QHXDGT báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề nghị điều chỉnh chiều cao công trình 8B Lê Trực giảm 26 m, chiều cao tối đa còn là 44 m. Cụm thông số thứ hai của dự án ra đời trong hoàn cảnh như vậy.

Với doanh nghiệp, đây có thể coi là một “đòn chí tử” bởi sự đảo lộn về dòng tiền, về nhân lực, về uy tín với khách hàng, về hiệu quả đầu tư... và đứng trước bờ vực phá sản.

Cho đến ngày 08/10/2013, Tòa nhà 8B Lê Trực được Chính phủ, Bộ Xây dựng, UBND TP Hà Nội nhất trí cho tồn tại ở phương án 2, tức là 18 tầng và cao 63 m...

Trong hoàn cảnh “thập tử nhất sinh” đó, Công ty May Lê Trực đã có văn bản trình Chính phủ, Bộ Xây dựng và UBND TP Hà Nội với đề xuất 2 phương án xử lý. Phương án 1, xin phép được tiếp tục thực hiện theo đúng quy hoạch chi tiết 1/500 đã được Chủ tịch UBND thành phố phê duyệt. Phương án 2, điều chỉnh quy hoạch kiến trúc công trình cao 18 tầng, chiều cao mỗi tầng tương ứng với công trình quy mô 20 tầng, chiều cao 70 m, mật độ xây dựng 64% theo như Quyết định số 2452/QĐ-UBND ngày 05/12/2008, (tức là 70 m : 20 tầng = 3,5 m x 18 tầng = 63 m).

Đây là cụm thông số thứ ba cuộc đời dự án 8B Lê Trực, gồm 18 tầng và cao 63 m.

Sau khi nhận được văn bản của Văn phòng Chính phủ đề nghị cho ý kiến về dự án này, Bộ Xây dựng đã có Văn bản số 1752/BXD-KTQH, ngày 21/8/2013, đề xuất với Chính phủ đồng ý với phương án 2 của công ty.

Tiếp theo, Văn bản số 7902/VPCP-KTN ngày 20/9/2013 của Văn phòng Chính phủ gửi UBND TP Hà Nội với nội dung: UBND TP Hà Nội nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của Bộ Xây dựng tại Văn bản 1752/BXD-KTQH, ngày 21/8/2013, “theo đúng thẩm quyền và quy định của pháp luật, bảo đảm các quyền và lợi ích chính

đáng của doanh nghiệp, không để kéo dài, phát sinh khiếu kiện phức tạp”.

Tiếp nữa, ngày 08/10/2013, UBND TP Hà Nội ra Văn bản số 7539/UBND-QHXDGT, yêu cầu Sở Quy hoạch - Kiến trúc khẩn trương hướng dẫn Chủ đầu tư điều chỉnh và phê duyệt quy hoạch tổng mặt bằng và phương án kiến trúc dự án “Trung tâm thương mại, văn phòng và nhà ở” tại số 8B Lê Trực của Công ty thực hiện theo ý kiến của Bộ Xây dựng tại Văn bản số 1752/BXD- KTQH, ngày 21/3/2013.

Như vậy, cho đến ngày 08/10/2013, Tòa nhà 8B Lê Trực được Chính phủ, Bộ Xây dựng, UBND TP Hà Nội nhất trí cho tồn tại ở phương án 2, tức là 18 tầng và cao 63 m.

Nhưng đến nay, sau khi đã hoàn thành xử lý vi phạm, công trình hiện còn 17 tầng và chiều cao là 58,5 m.

Cụm thông số thứ tư của dự án xuất hiện là tờ Giấy phép xây dựng số 11/GPXD-SXD mà Sở Xây dựng Hà Nội đã cấp cho Tòa nhà 8B Lê Trực ngày 24/3/2014, công trình được cấp phép có chiều cao là 53 m và 18 tầng nổi, có 4 tầng hầm. Với Giấy phép xây dựng này, chiều cao bình quân của các tầng là 2,94 m (53 m : 18 tầng = 2,94 m). Trừ đi chiều dày bê tông dầm sàn, trần 0,6 m, chiều cao thông thủy của một tầng chỉ còn khoảng 2,36 m (!?). Trong khi đó, theo tiêu chuẩn trong Quyết định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc ban hành TCXDVN 323:2004 “Nhà ở cao tầng - Tiêu chuẩn thiết kế”, tại Tiêu chuẩn 6.2.4.12 quy định: Chiều cao thông thủy các phòng ở không được nhỏ hơn 3 m và không được lớn hơn 3,6 m.

Và như trên đã nêu, cụm thông số thứ 5 là tòa nhà sau khi đã hoàn thành xử lý vi phạm như hiện nay, công trình còn 17 tầng và chiều cao là 58,5 m.

Qua những bước như vậy trong vụ Tòa nhà 8B Lê Trực, chúng ta đều có thể nhận thấy nguyên nhân chủ yếu gây ra những hậu quả nghiêm trọng đã nêu ở trên, cùng với đó có thể thấy rằng, sự nhất quán trong quản lý trật tự xây dựng đô thị quan trọng và cần thiết như thế nào! n

Nguyên nhân gây trượt lở

Đợt mưa lũ trong tháng 10 vừa qua ở các tỉnh miền Trung đã gây ra các vụ trượt lở đất kinh hoàng và các nhà khoa học bắt đầu “chẩn đoán từ xa” nguyên nhân gây ra các vụ trượt lở. Nhiều chuyên gia cho rằng trượt lở xảy ra ở trên có phần do xây dựng thủy điện và chặt phá rừng. Như vậy tổng kết lại nguyên nhân gây trượt của các khối trượt đã nêu ở trên theo ý kiến của các nhà khoa học là do:

1. Đứt gãy kiến tạo 2. Địa hình dốc

3. Đá phong hóa mạnh có bề dày lớn 4. Mưa gây tẩm ướt đất

5. Cắt xén taluy cao để làm công trình 6. Mất lớp sét bảo vệ

7. Xây dựng thủy điện 8. Chặt phá rừng

Theo lý thuyết về trượt được trình bày trong các sách chuyên môn thì nguyên nhân gây trượt là những tác động mà làm cho trượt lở xảy ra, đó là:

1. Tăng gốc nghiêng của sườn dốc (cắt xén chân dốc, xói mòn chân dốc…)

2. Các tác động làm suy giảm tính chất của đất (phong hóa, tẩm ướt do mưa, mực nước ngầm dâng…)

3. Tăng áp lực thủy tĩnh, thủy động

4. Chất tải trên sườn dốc (đổ thải, xây dựng công trình trên sườn dốc…)

5. Chấn động (nổ mìn, động đất)

Ngoài nguyên nhân gây trượt còn có các yếu tố ảnh hưởng trượt (các yếu tố hỗ trợ, thúc đẩy trượt nhanh chóng xảy ra): (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Địa hình dốc 2. Cấu trúc địa chất 3. Khí hậu

4. Thảm thực vật

5. Hoạt động của con người.

Đối chiếu với lý thuyết thì trong số các nguyên nhân do các nhà khoa học nêu ra chỉ có câu 3, 4 đúng là nguyên nhân, còn lại là nhân tố ảnh hưởng. Cứ cho là tất cả các chẩn đoán của các nhà khoa học nêu trên đều là nguyên nhân đi, ta hãy so sánh với các khối trượt thực tế đã gây chết nhiều người nêu trên. Hình 1 là khối trượt ở Trạm kiểm lâm 67, hình 2 là khối trượt ở thủy điện Rào Trăng 3, hình 3 là khối trượt tại Đoàn kinh tế quốc phòng 337. Trên các hình này thấy rõ rằng khối trượt hình thành trên sườn núi, không liên quan gì đến cắt xén chân dốc để làm thủy điện hay làm đường, xây nhà. Khu vực trượt đang được phủ cây xanh của rừng tự nhiên, vì thế cũng không liên quan đến chặt phá rừng. Với các sườn núi tự nhiên như vậy trên bề mặt địa TRƯỢT LỞ NGHIÊM TRỌNG Ở MIỀN TRUNG –

Một phần của tài liệu 56724-Điều văn bản-161141-1-10-20210511 (Trang 34 - 36)