TCXDDự báo trượt lở

Một phần của tài liệu 56724-Điều văn bản-161141-1-10-20210511 (Trang 39 - 40)

Dự báo trượt lở

Trượt lở đất là tai biến địa chất lớn, làm chết nhiều người cùng lúc, vì vậy dự báo trượt lở để phòng tránh là rất quan trọng. Tuy nhiên dự báo trượt lở lại là một vấn đề rất khó vì nó phụ thuộc đồng thời vào nhiều yếu tố (địa hình, đất đá, các yếu tố ngoại sinh như phong hóa, mưa…) trong khi để có thể ứng dụng được kết quả dự báo thì phải dự báo được đồng thời cả ba yếu tố là quy mô, địa điểm và thời gian xảy ra trượt lở. Thiếu thông tin của một trong ba yếu tố đó thì dự báo chẳng giúp được gì đáng kể. Vì những khó khăn như thế nên 20 năm trước đây Chính phủ đã chi tiền nghiên cứu trượt lở đất quy mô lớn như đề tài cấp Nhà nước năm 2004 của TS Trần Trọng Huệ “Nghiên cứu đánh giá tổng hợp các loại hình tai biến địa chất (trong đó có trượt lở đất) trên lãnh thổ Việt Nam” hay chương trình KC-08 năm 2006 của GS.TS Nghiêm Xuân Yêm “Nghiên cứu đánh giá trượt lở, lũ quét, lũ bùn đá một số vùng nguy hiểm ở miền núi Bắc bộ” nhưng hiệu quả ứng dụng không nhiều vì nghiên cứu mới chỉ dưới dạng cảnh báo chứ không phải là dự báo. Cảnh báo nói một cách nôm na là báo cho biết sẽ có trượt lở xảy ra còn khi nào và ở mức độ nào, có phải di dời trốn chạy gì không thì không thể biết được. Gần hai mươi năm sau đề án “Điều tra, đánh giá hiện trạng và phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở các vùng miền núi Việt Nam tỷ lệ 1/50000” do Viện Địa chất Khoáng sản thực hiện cho 37 tỉnh cũng vẫn chỉ là nghiên cứu cảnh báo.

Nói đến nghiên cứu dự báo trượt lở cũng như giải pháp phòng chống chúng tôi chia làm 2 loại đối tượng khác nhau là nghiên cứu cho một khối trượt cụ thể và nghiên cứu cho một vùng cụ thể.

Nghiên cứu cho một khối trượt cụ thể

Trong thực tế thỉnh thoảng gặp trường hợp phát hiện một sườn dốc, mái dốc có nguy cơ trượt gây uy hiếp cho công trình cần phải được xử lý. Khối trượt có thể được phát hiện sớm nhờ kẽ nứt ở đỉnh, sống đất trượt ở chân dốc hoặc cây cối ở sườn dốc bị đổ nghiêng ngã. Khi đó người ta sẽ cắm các thiết bị cảm biến hoặc đơn giản hơn, thiết bị đo chuyển vị của khối đất. Từ số liệu đo theo thời gian vẽ biểu đồ dịch chuyển. Nếu đường cong của biểu đồ có xu thế hướng về phía trục hoành thì khối trượt đang ổn định dần và sẽ ngừng không cần xử lý. Nếu ngược lại,

đường cong có xu thế hướng về trục tung thì khối trượt đang dịch chuyển có thể dẫn đến trượt cần được xử lý kịp thời. Chúng tôi đã áp dụng cho khối trượt ở vai phải của thủy điện Trung Sơn, ngăn ngừa được trượt.

Nghiên cứu cho một vùng, lãnh thổ

Nghiên cứu dự báo trượt lở cho một vùng như đã nói ở trên, là một vấn đề rất khó. Khó vì từ trước đến nay các nhà khoa học ở trên thế giới cũng như ở Việt Nam đều quan niệm nguyên nhân trượt lở là tổ hợp tất cả các yếu tố tác dụng làm giảm hệ số ổn định dẫn đến trượt. Cách quan niệm như vậy làm cho bài toán trở thành đa ẩn nên rất phức tạp, khó dự báo. Chúng tôi quan niệm các yếu tố ảnh hưởng trượt là các yếu tố tạo điều kiện thuận lợi để trượt xảy ra và cả các yếu tố mà ở các khối trượt khác có thể là nguyên nhân nhưng ở đây chỉ làm suy giảm hệ số ổn định còn nguyên nhân gây trượt là yếu tố thực sự làm cho trượt xảy ra mà ở ba khối trượt gây chết người chính là mưa lớn. Với quan niệm này nguyên nhân gây trượt chỉ là một và việc dự báo sẽ dễ hơn. Với quan niệm này chúng tôi đã lập đề cương nghiên cứu dự báo trượt, chỉ đợi triển khai khi được đầu tư.

Giải pháp phòng chống

Chống trượt lở chỉ có thể áp dụng cho các khối trượt nhỏ, đơn lẻ, đã được quan trắc theo dõi đầy đủ. Đối với một vùng lãnh thổ để hạn chế tổn thất thì chỉ có thể áp dụng công tác phòng. Cách phòng chống trượt lở đã được quan tâm và nói nhiều trong các tài liệu nghiên cứu, ở đây chúng tôi chỉ nói về quan điểm ứng xử trong công tác này. Nhiều nhà khoa học đề xuất quy hoạch lại dân cư, tránh các vùng có nguy cơ trượt lở. Làm được như vậy thì quá tốt tuy nhiên sẽ gặp nhiều khó khăn. Thứ nhất là tốn nhiều kinh phí và mất nhiều thời gian. Thứ hai là địa hình vùng núi không dễ tìm được quỹ đất đáp ứng yêu cầu. Thứ ba dân miền núi có nhiều phong tục tập quán không dễ thuyết phục để di dời theo quy hạch. Việc di dời tạm thời trong những ngày mưa lũ thì dễ hơn nhiều. Nếu nghiên cứu dự báo trượt lở thành công thì phương án di dời tạm thời là rất khả thi. Vì vậy chúng tôi nghĩ rằng cấp kinh phí để nghiên cứu dự báo trượt lở sẽ rẻ, bền vững hơn nhiều so với phương án 1. Kính mong Chính phủ, các bộ, các tỉnh cân nhắc quyết định. n

Ngày nhận bài: 19/11/2020

Ngày sửa bài: 30/11/2020

Ngày chấp nhận đăng: 8/12/2020

Một phần của tài liệu 56724-Điều văn bản-161141-1-10-20210511 (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)