Nhiên liệu sinh học

Một phần của tài liệu 151012tapchidaukhi (Trang 69 - 70)

Ethanol là loại nhiên liệu sinh học chủ yếu thay thế cho xăng. Nhiên liệu ethanol khi cháy chỉ sinh ra carbon dioxide đã hấp thụ trước, do đó giảm tới 90% khí thải gây hiệu ứng nhà kính so với nhiên liệu sản xuất từ dầu lửa. Mặc dù đã được chứng minh là sử dụng tốt cho xe hơi, nhưng ethanol không thể thay thế cho JP-8 (JP-8 là nhiên liệu tiêu chuẩn hiện đang được sử dụng cho máy bay, có nguồn gốc từ dầu mỏ) vì mật độ năng lượng còn thấp. Nếu muốn sử dụng ethanol cho động cơ turbine của máy bay hiện đại thì cần phải thay đổi lại thiết kế.

Đến nay, công nghệ sản xuất ethanol từ ngũ cốc đã tương đối hoàn thiện và khá phổ biến. Ước tính để lấp đầy khoảng thiếu hụt xăng dầu từ năm 2001 - 2007, tổng sản lượng ethanol trên toàn thế giới đã tăng gấp 3 lần từ 18,5 tỷ lít lên đến 60 tỷ lít. Tương tự, tổng sản lượng biodiesel đã tăng gấp gần 10 lần từ 1 tỷ lít lên hơn 9 tỷ lít. Từ năm 2006, 3 nước/khu vực lớn trong lĩnh vực sản xuất ethanol là: Mỹ (18 tỷ lít), Brazil (17 tỷ lít) và EU (1,6 tỷ lít). Người ta cho rằng ethanol đã “ăn” ngũ cốc và tạo ra nguy cơ đe dọa an ninh lương thực. Theo dự báo chỉ tính riêng Mỹ và EU đến năm 2020, tổng sản lượng nhiên liệu sinh học sẽ đạt khoảng 197 tỷ lít/năm. Nếu tiếp tục đà mở rộng sản xuất nhiên liệu sinh học như hiện nay thì đến năm 2020, 13% sản lượng ngũ cốc thế giới, 15%

lượng dầu thực vật và 30% lượng mía sẽ được đưa vào sản xuất nhiên liệu sinh học.

Dầu diesel sinh học (biodiesel) được sản xuất bằng quá trình chuyển hóa ester, với nguyên liệu chủ yếu là hạt cải dầu và đậu tương, ngoài ra sử dụng thêm gai dầu, mù tạt, dầu cọ, mỡ động vật, thực vật phế thải... Với công nghệ hiện nay, có thể sản xuất diesel sinh học để trộn vào xăng với tỷ lệ 5% mà không gây hại cho động cơ. Tuy nhiên, loại nhiên liệu này có một số đặc tính hạn chế, vì điểm đông đặc gần 0oC nên biodiesel dễ đông quánh hơn các loại nhiên liệu khác, do đó độ nhớt tăng lên và có thể làm tắc bộ lọc của động cơ. Khắc phục vấn đề này có thể tăng tỷ lệ pha trộn diesel sinh học với diesel dầu mỏ lên 20%. Nước sinh ra khi sản xuất diesel sinh học cũng ngưng tụ khi tồn trữ nhiên liệu và có thể là tác nhân ăn mòn các bộ phận của động cơ.

Butanol sinh học được sản xuất bằng phương pháp lên men. Năng lượng sinh ra khi đốt butanol sinh học cao hơn 30% so với ethanol. Đây cũng là nhiên liệu an toàn hơn nhiều so với ethanol và xăng, độ bay hơi thấp hơn 6 lần so với ethanol và 13,5 lần so với xăng. Tuy nhiên, do butanol có giá thành cao và công nghệ không tiến bộ nhiều nên sản lượng thấp so với ethanol.

Thế giới hiện nay đang nghiên cứu và hoàn thiện thế hệ công nghệ mới sản xuất nhiên liệu sinh học từ tảo. Tảo là nguồn nguyên liệu có thể tái sinh, phát triển mạnh ở những môi trường không thân thiện: nước mặn, không khí, có hàm lượng carbon và nhiệt độ cao. Sau khi thu hoạch tảo, lipid từ tảo có thể tinh chế ở một số cơ sở chế biến tảo. Nhiên liệu sản xuất từ tảo cũng có ưu điểm là có thể cho sản lượng cao hơn nhiều so với loại nguyên liệu khác. Thế hệ công nghệ sản xuất nhiên liệu sinh học từ tảo có giá thành cao hơn, do đó đang tiếp tục được nghiên cứu và hoàn thiện.

Như vậy, với tình hình giá dầu mỏ ngày càng tăng, sự phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu nhập khẩu và các nguồn nhiên liệu truyền thống sẵn có cho thấy việc tìm kiếm các nguồn nhiên liệu thay thế có ý nghĩa vô cùng quan trọng, cấp bách. Trong tương lai gần, các loại nhiên liệu nói trên chưa thể hoàn toàn đáp ứng nhu cầu thay thế nhiên liệu truyền thống, do cần có thời gian và tiến bộ kỹ thuật để giải quyết những mâu thuẫn nảy sinh giữa an ninh lương thực và an ninh năng lượng. Song về lâu dài, nguồn năng lượng mới sẽ giúp con người giảm bớt sự phụ thuộc vào nhiên liệu truyền thống là hoàn toàn có cơ sở.

Sáng 26/9/2012, tại Hà Nội, Phó Tổng thống Nhà nước đa dân tộc Bolivia Alvaro García Linera cùng đoàn công tác đã đến thăm và làm việc với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam). Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam, Phó Tổng thống đặc biệt quan tâm đến việc thúc đẩy hợp tác giữa Bolivia và Việt Nam trong lĩnh vực dầu khí. Tại buổi làm việc, TSKH. Phùng Đình Thực - Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã giới thiệu về quá trình xây dựng và phát triển của Petrovietnam, các lĩnh vực hoạt động then chốt, tình hình sản xuất kinh doanh hiện nay cũng như chiến lược đầu tư ra nước ngoài của Tập đoàn, trong đó khu vực Mỹ Latinh là địa bàn tiềm năng (gồm Venezuela, Peru, Bolivia...).

Phó Tổng thống Bolivia bày tỏ sự vui mừng trước sự lớn mạnh của Petrovietnam, đồng thời khẳng định sự ủng hộ của lãnh đạo cấp cao Bolivia trong việc thúc đẩy hợp tác dầu khí giữa hai nước. Phó Tổng thống cũng cập nhật thông tin về chiến lược, chính sách năng lượng, dầu khí của Bolivia, đặc biệt là chủ trương thu hút đầu tư của các đối tác nước ngoài. Phó Tổng thống nhấn mạnh Chính phủ Bolivia rất mong sự hiện diện của Petrovietnam trong các dự án cụ thể tại Bolivia và sẵn sàng tạo mọi điều kiện để hoạt động hợp tác đầu tư được triển khai thuận lợi.

Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam khẳng định thế mạnh và quan tâm chung của Bolivia và Việt

Nam về khai thác chế biến khí - một trong những lĩnh vực then chốt mà hai bên có nhiều khả năng hợp tác. Đối với các dự án khai thác dầu của Petrovietnam tại Venezuela và Peru, TSKH. Phùng Đình Thực cho rằng đây là tiền đề thuận lợi để thiết lập cụm dầu khí tại khu vực Mỹ - La tinh trong tương lai nếu có được dự án ở Bolivia. Trước nhu cầu nhập khẩu dầu ngày càng tăng của Bolivia, Chủ tịch HĐTV đề cập khả năng dầu khai thác được từ các dự án của Petrovietnam tại Venezuela và Peru có thể sẽ được xuất sang Bolivia, vừa đáp ứng được nhu cầu phát triển của các bên, vừa mở rộng thêm khả năng hợp tác giữa hai nước.

Một phần của tài liệu 151012tapchidaukhi (Trang 69 - 70)