Hạ thủy khối thượng tầng giàn xử lý trung tâm mỏ Hải Thạch

Một phần của tài liệu 151012tapchidaukhi (Trang 73)

Ngày 9/9, khối thượng tầng giàn xử lý trung tâm mỏ Hải Thạch thuộc Dự án Biển Đông 1 do Công ty Điều hành Dầu khí Biển Đông (Bien Dong POC) làm chủ đầu tư đã được hạ thủy thành công theo đúng kế hoạch. Khối thượng tầng có khối lượng khoảng 12.500 tấn đã

được nhà thầu chính là Công ty CP Dịch vụ Cơ khí Hàng hải (PTSC M&C) và MAMMOET (nhà thầu phụ) hạ thủy tuyệt đối an toàn xuống sà lan S-45 để thực hiện công tác chằng buộc (sea fastening), chuẩn bị cho tổ hợp nhà thầu PTSC POS/SAIPEM thực hiện việc vận chuyển và lắp đặt trên biển theo kế hoạch vào đầu tháng 10/2012.

Khối thượng tầng giàn xử lý trung tâm mỏ Hải Thạch được hạ thủy theo phương pháp kéo trượt trên đường trượt (skidding), theo đó khối thượng tầng được hệ thống kích thủy lực chuyên dùng (strand jack) đặt nằm ngang với phương hạ thủy, kéo/đẩy trượt theo đường trượt để dịch chuyển khối thượng tầng từ vị trí chế tạo trên công trường xuống sà lan. Trong suốt quá trình hạ thủy mặc dù mực nước thủy triều liên tục thay đổi nhưng mặt đường trượt trên sà làn và trên cầu cảng cũng như khu vực chế tạo được kiểm soát chặt chẽ và liên tục điều chỉnh sao cho cân bằng thông qua hệ thống bơm ballast được lắp đặt và tính toán chi tiết trên sà lan. Đỗ Khánh

Khối thượng tầng giàn xử lý trung tâm mỏ Hải Thạch được hạ thủy thành công xuống sà lan S-45. Ảnh: PTSC

Đó là chủ đề của Hội thảo khoa học do Trung tâm Ứng dụng và Chuyển giao Công nghệ (CTAT) - Viện Dầu khí Việt Nam (VPI), Tổng công ty Khí Việt Nam - CTCP (PV Gas) và Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) phối hợp tổ chức. Hội thảo thu hút sự quan tâm của nhiều chuyên gia trong Ngành; các công ty nước ngoài có kinh nghiệm trong lĩnh vực chế biến, xử lý khí như: UOP LLC, ExxonMobil, Talisman...

Tại hội thảo, các đại biểu đã nghe đại diện PVEP giới thiệu tổng quan về các mỏ khí tiềm năng chứa CO

2 ở thềm lục địa Việt Nam. Phần lớn các mỏ khí tự nhiên đã hoặc đang nghiên cứu, phát triển, dự định đưa vào khai thác ở Việt Nam có hàm lượng CO

2 cao. Trên cơ sở đó, các đại biểu trong và ngoài nước đã chia sẻ kinh nghiệm trong việc nghiên cứu, đánh giá, lựa chọn công nghệ khai thác, thu gom, xử lý và đưa vào sử dụng mỏ khí có hàm lượng CO

2 cao. Trong đó, Vietsovpetro giới thiệu giải pháp kỹ thuật khai thác và công nghệ xử lý khí tại mỏ Thiên Ưng; PVEP - Talisman chia sẻ kinh nghiệm xử lý khí giàu CO

2 tại dự án PM3 CAA-46CN; ExxonMobil và UOP cung cấp thông tin về công nghệ tách và xử lý khí chứa CO

2 của hãng…

Một phần của tài liệu 151012tapchidaukhi (Trang 73)