Căn cứ vào triệu chứng lâm sàng và bệnh tích mổ khám, cùng với sự chỉ bảo, giúp đỡ tận tình của các anh chị tại đại lý em đã xác định được một số bệnh ở gà. Dựa vào phác đồ điều trị của công ty và kinh nghiệm điều trị thực tế của nhân viên kỹ thuật, kết hợp với kết quả điều trị bệnh tại một số trại gà
trên địa bàn, em đã đưa ra được phác đồ điều trị hiệu quả cho một số bệnh
thường gặp trên gà, cụ thể được trình bày ở bảng 4.6.
Bảng 4.7 Kết quả điều trị một số bệnh trên gà
Tên
bệnh Thuốc điều trị Liệu trình
Số gà được điều trị Số gà khỏi bệnh Tỉ lệ khỏi bệnh (%) CRD Enro 20% (enroíloxacin) + Paramar 20%
Hòa nước uống. Dùng liên tục trong 3 - 5 ngày. 3650 3524 96,55 Doxy-Tylan (doxycyline - Tylosine) + Marphasol thảo dược
Hòa nước uống. Dùng
liên tục trong 3 - 5 2840 2765 97,35
Cầu trùng
Marcoc E.coli cùng với Men tiêu hóa
Cho uống liên tục trong 3 - 5 ngày.
1500 1487 99,13 Diclazuril kết hợp
Marphasol thảo dược
Hòa vào nước uống. Dùng liên tục 4 ngày nghỉ 3 ngày lại dùng 2 ngày 980 950 96,94 Đầu đen Methocin Tri (Sulfadimethocine + Trimethoprime) kết hợp
Điện giải gluco K - C
Hòa nước uống. Dùng liên tục trong 5 - 7 ngày. 1230 1200 97,56 Sử dụng Marcoc E.coli (Sulfadimethocine + Colistine) cùng với 39
Kết quả bảng 4.7 cho thấy khi sử dụng những phác đồ điều trị bằng việc kết hợp nhiều loại thuốc khác nhau đã có tác dụng ngăn chặn, đẩy lùi và tiêu diệt mầm bệnh đồng thời nâng cao sức đề kháng của gà bệnh.
+ Sau 3 đến 5 ngày điều trị 3650 con gà mắc bệnh CRD bằng một loại kháng sinh thì số lượng gà khỏi bệnh là 3524 con đạt tỉ lệ 96,55%, khi sử dụng kết hợp hai loại kháng sinh để điều trị 2840 con thì số con khỏi bệnh là 2765, đạt tỉ lệ 97,35%.
Bệnh CRD hay ghép với một số bệnh khác như: IB, ILT, Newcastle,
E.coli,... khi CRD ghép với E.coli để gây bệnh C - CRD thì mức độ thiệt hại
trở nên nghiêm trọng hơn. Trong trường hợp bệnh ghép do vi rút thì phải nâng cao sức đề kháng cho gà rồi tiến hành làm vắc xin cho toàn đàn, sau đó mới được dùng kháng sinh để điều trị bệnh ghép, bệnh kế phát. Do vậy khi điều trị phải chẩn đoán đúng bệnh và xác định được bệnh điều trị trước để lên phác đồ phù hợp.
+ Ở bệnh Cầu trùng với kết quả điều trị lần lượt là 1500 con và 980 con, thì số con khỏi bệnh là 1487 và 950 con tương ứng với các tỷ lệ đạt lần lượt là 99,13% và 96,94%.
Gà bị cầu trùng ruột non khó phát hiện và khó chữa hơn, thiệt hại hơn cầu trùng manh tràng và dễ chẩn đoán nhầm sang bệnh vi khuẩn như: E.coli, bạch lỵ, tụ huyết trùng ... Nên nhiều khi gà tiêu chảy người chăn nuôi chỉ dùng kháng sinh đặc trị tiêu chảy thì bệnh có giảm nhưng không khỏi và dẫn đến gà khô chân, ỉa phân sáp, gà gầy, xù lông, sã cánh. Từ lâu, việc sử dụng kháng sinh mỗi khi có bệnh đã trở thành thói quen của nhiều người chăn nuôi, thế nhưng cầu trùng là loại ký sinh có tính nhờn thuốc rất cao. Bằng chứng là nếu gà đã dùng một loại kháng sinh trị cầu trùng, trong trường hợp bị tái nhiễm thì loại kháng sinh đó sẽ trở thành vô tác dụng. Hơn nữa, dư lượng kháng sinh tích tụ trong cơ thể vật nuôi cũng là mối nguy cơ gây nên ung thư
gan, thận cho con người. Do vậy, khi điều trị bệnh Cầu trùng chỉ sử
dụng một
loại thuốc cho một lần dùng, không phối hợp nhiều loại thuốc, không dùng nhiều thuốc cùng cơ chế tác động, thay đổi thuốc theo lứa gà hay theo quý. Dùng thuốc theo liệu trình 4-3-2 hay 3-2-2 hoặc dùng liên tục 5-7 ngày. Sau khi điều trị khỏi bệnh Cầu trùng nên sử dụng thuốc phòng kế phát bệnh Viêm
ruột hoại tử.
Bệnh Đầu đen không có thuốc đặc trị để phòng bệnh mà chỉ có thể tác động thuốc khi bệnh đã xảy ra. Theo đó, kết quả điều trị 1230 con có 1200 con khỏi bệnh, đạt tỷ lệ 97,56% và 1250 con có 1235 con khỏi đạt tỉ lệ 98,80%. Sau khi dùng thuốc 5 - 7 ngày, cho gà uống thuốc tím (1g thuốc tím pha với 10 lít nước cho gà uống liên tục 2 giờ liền, dung dịch thuố c tím còn thừa thì đổ đi).
Phần 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận
Qua quãng thời gian thực tập tại Đại lý Hùng An, được sự giúp đỡ của ban lãnh đạo công ty Marphavet, các anh chị nhân viên và quản lý cùng sự chỉ bảo tận tình của giáo viên hướng dẫn, em có cơ hội được tiếp xúc nhiều hơn với thực tiễn sản xuất, bằng sự nỗ lực của bản thân mình đã em đã hoàn thành nhiệm vụ đề ra và trưởng thành hơn về nhiều mặt như hiểu biết thêm về xã hội, cách sống và làm việc trong một tập thể. Nâng cao niềm tin và lòng yêu nghề của bản thân. Điều quan trọng hơn là em đã rút ra được bài học kinh nghiệm bổ ích về chuyên môn từ thực tiễn sản xuất. Qua việc điều tra, chẩn đoán, phòng và trị bệnh cho gà trong thời gian thực tập trên địa bàn xã Tiên Phong em rút ra một số kết luận như sau:
- Xã Tiên Phong là xã chăn nuôi khá lớn, tiềm năng phát triển chăn nuôi cao trong đó số lượng gà được nuôi nhiều nhất ở xóm Quyết Tiến với mô hình chăn nuôi gà thả và bán chăn thả.
- Hiệu quả chăn nuôi gà tại các gia trại, trang trại trong địa bàn xã Tiên Phong là tương đối tốt.
- Các trang trại, hộ chăn nuôi, nhất là đối với các hộ chăn nuôi nhiều rất chú trọng công tác vệ sinh phòng bệnh.
- Người dân có nhiều kinh nghiệm chăn nuôi, việc phòng bệnh bằng vắc- xin luôn được đặt lên hàng đầu, không chỉ với những hộ chăn nuôi nhiều mà những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ (dưới 100 con) cũng làm vắc-xin phòng bệnh cho gà.
- Các bệnh CRD và cầu trùng là hai bệnh thường gặp trong chăn nuôi gà. Bên cạnh đó, do chăn nuôi bán chăn thả nên tỷ lệ mắc bệnh đầu đen là khó tránh khỏi.
Để chẩn đoán bệnh việc quan sát triệu chứng lâm sàng luôn là bước khởi đầu bởi vì mỗi bệnh đều có những triệu chứng điển hình riêng. Tiếp theo đó, mổ khám là bước quan trọng để xác định chính xác bệnh ở gà, căn cứ vào bệnh tích đặc trưng của từng bệnh mà đưa ra kết luận.
Bệnh CRD bệnh tích chủ yếu ở đường hô hấp, bệnh cầu trùng bệnh tích tập trung ở manh tràng và ruột non, bệnh đầu đen bệnh tích chủ yếu ở gan và ruột thừa.
Việc đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả còn cần phải căn cứ vào tình trạng của đàn gà.
Kết quả điều trị 3 bệnh: CRD, cầu trùng, đầu đen với tỷ lệ khỏi đạt từ 96,55% đến 99,13%. Như vậy, có thể kết luận rằng phác đồ đưa ra khá an toàn và phù hợp với tình trạng bệnh của đàn gà.
5.2. Đề nghị
Thực tập tốt nghiệp là điều kiện cần và đủ để có thể đánh giá một cách khách quan trình độ của sinh viên, đồng thời giúp sinh viên có cơ hội được rèn luyện, làm quen với những công việc sau này. Vậy nên kính mong khoa và nhà trường tiếp tục đưa sinh viên đi thực tập tốt nghiệp 6 tháng tại các công ty, trang trại và doanh nghiệp theo định hướng nghề nghiệp của sinh viên sau khi ra trường nhằm giúp sinh viên tích lũy được những kiến thức, kỹ năng chuyên môn tốt nhất, sát với thực tiễn sản xuất và đáp ứng được yêu cầu của các nhà tuyển dụng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu Tiếng Việt
1. Nguyễn Xuân Bình, Trần Xuân Hạnh, Tô Thị Phấn (2002), 66 bệnh gia
cầm và cách phòng trị, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 17 - 21.
2. Huỳnh Văn Chương, Đinh Thị Bích Lân, Nguyễn Vũ Sơn, Phạm Hồng Ngân, Nguyễn Hữu Nam (2016), “Đặc điểm bệnh lý chủ yếu của gà tre mắc bệnh cầu trùng tại Thừa Thiên Huế”, Tạp chí Khoa học Nông
nghiệp Việt Nam (số 6 - 2016), tr. 877 - 884.
3. Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn Đình Quyến, Phạm Văn Ty (2007), Vi sinh vật
học, Nxb giáo dục, tr 44, 45.
4. Nguyễn Lân Dũng, Đoàn Xuân Mượn, Nguyễn Phùng Tiến, Đặng
Đức Trạch, Phạm Văn Ty (1995), Một số phương pháp nghiên cứu vi
sinh vật, Tập I, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
5. Trần Văn Hòa, Vương Trung Sơn, Đặng Văn Khiêm (2001), 101 câu hỏi
thường gặp trong sản xuất nông nghiệp, Nxb Trẻ.
6. Trần Xuân Hạnh, Tô Thị Phấn (2002), 109 bệnh gia cầm và cách phòng
trị, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 29 - 38.
7. Đào Thị Hảo, Trần Đức Hoàn, Nguyễn Hữu Nam, Nguyễn Vũ Sơn (2014), “Một số chỉ tiêu huyết học ở gà mắc bệnh cầu trùng thực nghiệm”, Tạp
chí Khoa học và Phát triển (số 4 - 2014), tr. 567 - 573.
8. Kolapxki N.A, Paskin P.I. (1980), Bệnh cầu trùng ở gia súc gia cầm, (Nguyễn Đình Chí dịch), Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.
9. Nguyễn Thị Kim Lan (2011), Ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng thú y (Giáo trình dùng cho đào tạo bậc Đại học), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 276 - 277.
10. Nguyễn Thị Kim Lan và Trần Thu Nga (2005), “Một số đặc điểm dịch tễ và vai trò của cầu trùng trong hội chứng tiêu chảy”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y tập XIII, số 3, trang 36-40.
11. Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Văn Quang, Nguyễn Quang Tuyên (1999),
Giáo trình ký sinh trùng thú y, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.
12. Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Văn Quang (2018), Bài giảng bệnh truyền
nhiễm thú y (Dùng đào tạo bậc Đại học), ĐHNL, Thái Nguyên.
13.Phạm Sỹ Lăng, Trương Văn Dung (2002), Một số bệnh mới do vi khuẩn
và Mycoplasma ở gia súc, gia cầm nhập nội và biện pháp phòng trị, Nxb
Nông nghiệp, Hà Nội.
14.Phạm Sỹ Lăng, Phan Đinh Lân (2001), Bệnh ký sinh trùng ở gia cầm và
biện pháp phòng trị, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
15.Phạm Sỹ Lăng, Tô Long Thành (2006), Bệnh đơn bào ký sinh ở động vật
nuôi, Nxb Nông nghiệp Hà Nội tr. 138 - 142.
16. Lê Văn Năm (2010), “Bệnh viêm Gan - Ruột truyền nhiễm”, Tạp chí
khoa học kỹ thuật thúy, số 3, tập II.
17. Orlow P.G.S. (1975), Bệnh gia cầm, Nxb Khoa học kỹ thuật Nông Nghiệp, Hà
Nội.
18. Hoàng Thạch (1999), “Kết quả xét nghiệm bệnh tích đại thể và vi thể ở gà bị bệnh cầu trùng ”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật thú y số 4, tập 4.
19. Nguyễn Quang Tính (2013), “Tình hình mắc bệnh cầu trùng trên gà giồng ROSS-308 tại xí nghiệp chăn nuôi Phổ Yên và hiệu lực của hai loại thuốc Hanzuril-25 và Anticoccidae - Diarrhoea phòng trị”, Tạp chí
Khoa học và Công nghệ (số 1 - 2013), tr. 21 - 27.
20. Trần Thanh Vân, Nguyễn Duy Hoan, Nguyễn Thị Thúy Mỵ (2015),
Giáo trình chăn nuôi gia cầm, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.
21. Nguyễn Hữu Vũ, Nguyễn Đức Lưu (2001), Bệnh gia cầm, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
II Tài liệu Tiếng Anh
22. Aka J., Hauck R., Blankenstein P., Balczulat S., Hafez H.M. (2011),
Reoccurrence of Histomonosis in turkey breeder farm, Berl Munch Tierarztl Wochenschr, 124 (1 - 2): 2 - 7.
23. Callait-Cardinal M. P., Gilot-Fromont E., Chossat L., Gonthier A.,
Chauve C., Zenner L. (2010), “Flock management and histomoniasis in free range turkeys in France: description and search for potential risk factors”, Epidemiol Infect, 138(3): 353 - 363.
24. Donal P., Conway., Elizabeth M. (2007), Poultry coccidiosis, diagnostic
and testingproceduces, Blackwell Publishing, Iowa, USA, pp164.
25. Intervet (2009), important poultry disease, Intervet international bv, Netherlands, pp 73 - 80.
26. Kojima A., Takahashi T., Kijima M., Ogikubo Y., Nishimura M.,
Nishimura S., Harasawa R., Tamura Y., (1997), “Detection of Mycoplasma in avian live virus vaccine by polymerase chain reaction”,
Biologicals, 25 : 365 - 371.
27. Li Tan., Yalin LiXin Yang., Qiyun Ke., Weiqiang Lei., Mudassar Niaz Mughal., Rui Fang., Yanqin Zhou., Bang Shen., Junlong Zhao. (2017), “Genetic diversity and drug sensitivity studies on Eimeria tenella fíeld isolates from Hubei Province of China”, Parasites and Vectors, pp. 137 28. Liebhart D., Sulejmanovic T., Grafl B., Tichy A. and Hess M. (2013),
“Vaccination against Histomonosis prevents a drop in egg production in layers following challenge”, Avian Pathol, 42 (1): 79 - 84.
29. Mc Dougald L. R (2008), Histomoniasis (Blackhead) and other protocoan
diseases of the intestinal tract, Blackwell Publishing Ltd, Oxford, pp.
1095 - 1117.
30. Popp C., Hauck., Balczulat S., Hafez H. M. (2011), Recurring Histomonosis on an organic farm, Avian Dis., 55 (2): 328 - 300.
31. Smith T. (1895), An infectious disease among turkeys caused by protozoa
(infectious enterohepatitis). U.S. Dept. Agr. Bureau Animal Industry
32. Shirley W. M., Smith Tomley F. (2005), The biology of avian Eimeria with an emphasis on their control by vaccination. Adv, Parasitol, 60:
pp285 - 330.
33. Tyzzer E. E., Fabyan M. (1922), “A further inquiry into the source of the virus in blackhead of turkeys, together with the observations on the administration of ipecac and of sulfur”, J. Exp. Med, 35: 791 - 812.
34. Zhang Yan., Zheng Ming-xue., Xu Zhi-yong., Xu Huan-cheng., Cui
Xiaozhen., Yang Sha-sha Zhao., Wen-dai., Li Shan., Lv Qiang-hua., Bai Rui. (2015), “Relationship between Eimeria tenella development and host cell apoptosis in chickens”, Poultry Science, pp. 2970 - 2979.
III. Các tài liệu tham khảo từ internet
35. Hoàng Huy Liệu (2002), Bệnh viêm đường hô hấp mãn tính ở gà,
(http:/www.vinhphucnet.vn/TTKHCN/TTCN/7/23/20/9/14523.doc). 36. Trường Giang (2008), Bệnh hô hấp mãn tính (CRD) ở gà
(http://agriviet.com/home/showthread.php?t=2665). 37. https://www.wikipedia.org/CRD.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG THỜI GIAN THỰC TẬP
Anh 1: Hô trợ trang trại nhỏ văc-xin Anh 2: Quây gà trước khi tiêm
Ảnh 9: Thuốc trị cầu trùng Ảnh 10: Thuốc trị CRD