Diện tích đất được BTHT(m2)
Diện tích đất bàn giao được cho chủ đầu tư (m2) Tổng tiền BTHT về đất, tài sản trên đất(đồng) Số hộ gia đình được bồi thường(hộ)
Số người được đào tạo nghề, giải quyết việc làm(người) Tỷ lệ % số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo trong tổng số đối tượng bị thu hồi đất
Số hộ gia đình, cá nhân được hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất; hỗ trợ di chuyển chỗ ở.
Nguồn: Tác giả tổng hợp Thứ hai: Đánh giá hiệu quả của chính sách
Hiệu quả xác định mối quan hệ giữa kết quả và chi phí. Có hai cách đánh giá hiệu quả của chính sách, tuy nhiên đối với tổ chức thực thi chính sách bồi thường và hỗ trợ có thể sử dụng phương pháp đánh giá hiệu quả tuyệt đối như sau:
Hiệu quả tuyệt đối hay lợi ích ròng của chính sách, được xác định bằng hiệu số giữa kết quả (lợi ích) và chi phí:
Hiệu quả tuyệt đối = Lợi ích ròng = Tổng lợi ích - Tổng chi phí
Tính bền vững của chính sách bồi thường, hỗ trợ thể hiện ở khả năng của chính sách tạo ra được những ảnh hưởng tích cực dài lâu theo thời gian và đảm bảo sự cân bằng về lợi ích giữa các bên có liên quan. Như vậy để đánh giá được tính bền vững của chính sách cần phân tích ảnh hưởng của chính sách lên các chủ thể kinh tế - xã hội. Việc đánh giá phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Đánh giá cái được của chính sách trên tất cả các phương diện kinh tế, chính trị, xã hội.
- Đánh giá cái mất mà chính sách đưa lại: Đó là những hạn chế, tiêu cực, những mâu thuẫn xã hội đã phát sinh cùng chính sách. Đặc biệt phải phân tích kỹ những tiêu cực đã xảy ra, mức độ và cách né tránh nếu dự báo trước.
- Đánh giá các tiềm năng chưa được huy động. Đây cũng là một yêu cầu của đánh giá chính sách nhằm tăng khả năng thu hút các nguồn nhân lực cho thực hiện các chính sách công.
Thứ tư, mức độ hài lòng của đối tượng bị ảnh hưởng đối với chính sách bồi thường và hỗ trợ.
Một trong những mục tiêu của chính sách bồi thường và hỗ trợ là giúp cho người dân bị ảnh hưởng có một cuộc sống ổn định, được bồi thường hỗ trợ thỏa đáng từ đó tạo ra sự hài lòng của người dân đối với chính sách bồi thường và hỗ trợ. Do đó, theo quan điểm của tác giả thì mức độ hài lòng của người dân bị ảnh hưởng đối với chính sách bồi thường hỗ trợ là rất quan trọng để đánh giá được kết quả, hiệu quả của chính sách bồi thường, hỗ trợ của nhà nước.
1.2.4. Nội dung tổ chức thực thi chính sách bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất của ủy ban nhân dân thành phố
Quá trình tổ chức thực thi chính sách bồi thường, hỗ trợ của chính quyền cấp huyện là một quá trình liên tục bao gồm có các giai đoạn chính được mô phỏng qua sơ đồ sau:
Giai đoạn 1: Chuẩn bị triển khai
a. Xây dựng bộ máy tổ chức thực thi(gồm cơ cấu tổ chức, nguồn nhân lực..)
b. Lập các kế hoạch triển khai c. Ra các văn bản hướng dẫn d. Tổ chức tập huấn
Giai đoạn 2: Tổ chức triển khai thông qua các kênh
truyền tải
a. Truyền thông chính sách b. Thực thi các kế hoạch c. Vận hành các ngân sách
d. Phối hợp các cơ quan ban ngành e. Đàm phán và giải quyết xung đột
f. Xây dựng và vận hành hệ thống dịch vụ hỗ trợ
Giai đoạn 3: Kiểm soát sự thực
hiện chính sách
a. Xây dựng hệ thống thông tin phản hồi b. Tiến hành giám sát, đánh giá sự thực hiện c. Điều chỉnh chính sách
d. Đưa ra các sáng kiến hoàn thiện, đổi mới
Hình 1.2. Các giai đoạn của quá trình tổ chức thực thi chính sách
(Nguồn:Giáo trình Chính sách kinh tế, ĐH KTQD Hà Nội, năm 2011) 1.2.4.1. Chuẩn bị triển khai chính sách
Nhiệm vụ của giai đoạn này là đảm bảo các hình thái cơ cấu, đặc biệt là cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực để triển khai chính sách
a. Xây dựng chủ trương thực hiện và cơ cấu bộ máy
Sau khi được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư, chủ đầu tư hoặc tổ chức được giao nhiệm vụ giải phóng mặt bằng có trách nhiệm gửi văn bản đến UBND cấp huyện, thành phố nơi có đất thuộc phạm vi dự án đề nghị thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ đồng thời gửi Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng cấp huyện, thành phố để theo dõi, kiểm tra, chỉ đạo thực hiện. Văn bản gửi kèm theo gồm:
- Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư của có thẩm quyền hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt, kèm theo phạm vi, ranh giới khu đất được chấp thuận chủ trương đầu tư
- Kế hoạch chi tiết tiến độ giải phóng mặt bằng.
quy định hiện hành của UBND tỉnh.
- Kế hoạch đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp và tuyển dụng lao động cho các hộ trong phạm vi thu hồi đất (nếu có).
- Văn bản cử đại diện tham gia Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và tham gia Tổ công tác giải phóng mặt bằng.
Trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ quy định, Ban bồi thường giải phóng mặt bằng cấp huyện có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, trình UBND cấp huyện ký quyết định thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và thành lập Tổ công tác.
Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và Tổ công tác tự chấm dứt hoạt động sau khi hoàn thành việc bồi thường, hỗ trợ và bàn giao đất cho chủ đầu tư.
- Thành phần Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện gồm có: + Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch UBND cấp huyện là chủ tịch Hội đồng. + Lãnh đạo phòng Tài nguyên và môi trường - Phó chủ tịch Hội đồng. + Lãnh đạo phòng Tài chính Kế hoạch - ủy viên.
+ Lãnh đạo phòng Quản lý đô thị và kinh tế - ủy viên.
+ Chủ tịch UBND xã nơi có đất thuộc phạm vi dự án - ủy viên. + Chủ đầu tư - ủy viên.
+ Đại diện cho lợi ích hợp pháp của những người có đất thuộc phạm vi dự án (từ 1 đến 2 người) do UBND và Mặt trận tổ quốc xã, phường nơi có đất thuộc phạm vi dự án giới thiệu được tham gia khi thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Đại diện những người có đất thuộc phạm vi dự án có trách nhiệm phản ánh nguyện vọng của những người có đất thuộc phạm vi dự án và vận động những chủ sử dụng đất nằm trong phạm vi dự án thực hiện di chuyển, bàn giao mặt bằng đúng tiến độ.
Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện làm việc theo nguyên tắc tập thể và quyết định theo đa số; trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo phía có ý kiến của Chủ tịch Hội đồng.
Thành lập hội đồng BTHT
Tổ chức cá nhân kê khai đất và các tài sản trên đất Lập phương án bồi thường
Xác định tổng mức bồi thường
Chi trả tiền bồi thường Giao mặt bằng cho chủ dự án
UBND xã, phường, thị trấn
Quyết định thu hồi đất
+ Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND cấp xã làm tổ trưởng.
+ Đại diện của Ban bồi thường, giải phóng mặt bằng cấp huyện - tổ phó. + Cán bộ địa chính cấp xã - tổ viên.
+ Cán bộ quản lý đô thị cấp xã - tổ viên.
+ Tổ trưởng dân phố hoặc trưởng thôn nơi có đất thuộc phạm vi dự án - tổ viên.
+ Đại diện Mặt trận Tổ quốc cấp xã nơi có đất thuộc phạm vi dự án - tổ viên. + Đại diện chủ đầu tư - tổ viên.
Trên cơ sở yêu cầu thực tế tổ chức công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án, Ban bồi thường, giải phóng mặt bằng cấp huyện có thể trình UBND cấp huyện quyết định bổ sung một số thành viên khác tham gia Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và Tổ công tác.
Hình 1.3. Quy trình bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất
b. Lập các kế hoạch triển khai chính sách bồi thường, hỗ trợ
Thứ nhất: Sau khi có quyết định thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, Ban bồi thường, giải phóng mặt bằng cấp huyện, thành phố chủ trì phối hợp với chủ đầu tư và UBND cấp xã, phường nơi có dự án đầu tư lập kế hoạch tiến độ chi tiết giải phóng mặt bằng, thông qua Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để trình UBND cấp huyện, thành phố phê duyệt.
Thời gian lập kế hoạch tiến độ chi tiết giải phóng mặt bằng và thông qua Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để trình UBND cấp huyện, thành phố phê duyệt tối đa là 05 ngày làm việc.
Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tờ trình của Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng, UBND cấp huyện, thành phố có trách nhiệm ký quyết định phê duyệt.
Thứ 2: Căn cứ quyết định phê duyệt kế hoạch tiến độ chi tiết giải phóng mặt bằng của UBND cấp huyện, thành phố và dự toán chi phí phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của chủ đầu tư, trong thời gian không quá 05 ngày làm việc phòng Tài chính Kế hoạch có trách nhiệm thẩm tra, trình UBND cấp huyện, thành phố phê duyệt dự toán chi phí phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tờ trình của phòng Tài chính Kế hoạch, UBND cấp huyện, thành phố có trách nhiệm ký quyết định phê duyệt dự toán chi phí phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
c. Xây dựng các văn bản hướng dẫn
Các cơ quan tổ chức thực thi từ trung ương cho đến địa phương ban hành những văn bản nhằm hướng dẫn cụ thể hoá chính sách cho các chủ thể và các đối tượng của chính sách, tạo khuôn khổ pháp lý cho tổ chức thực thi chính sách. Trên cơ sở các chính sách của Trung ương và tỉnh ban hành thì UBND cấp huyện, thành phố sẽ ban hành các loại văn bản nhằm:
- Hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức, tuyên truyền vận động mọi tổ chức, cá nhân về chính sách bồi thường, hỗ trợ và thực hiện giải phóng mặt bằng theo đúng quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Chỉ đạo Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cùng cấp lập và tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; thực hiện phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo phân cấp của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh;
- Phối hợp với các sở, ban, ngành, các tổ chức và chủ đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng, phương án tạo lập các khu tái định cư tại địa phương theo phân cấp của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo thẩm quyền được giao; ra quyết định cưỡng chế và tổ chức cưỡng chế đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền; phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức thực hiện việc cưỡng theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
d. Tổ chức tập huấn chính sách bồi thường, hỗ trợ
- Chính quyền cấp huyện, thành phố sẽ tổ chức phân công chức năng, nhiệm vụ đối với từng cơ quan chịu trách nhiệm chính, cơ quan phối hợp, cơ quan liên quan.
- Đào tạo, tập huấn cán bộ công chức chịu trách nhiệm chính về các vấn đề liên quan đến bồi thường, hỗ trợ như đo đạc bản đồ, kiểm đếm tài sản, lập và thẩm định dự án, xác định nguồn gốc sử dụng đất, xác định nguồn kinh phí bồi thường, hỗ trợ cho các đối tượng bị ảnh hưởng.
- Hội đồng bồi thường, hỗ trợ của cấp huyện, thành phố có trách nhiệm tham mưu cho UBND cấp huyện, thành phố tổ chức tập huấn các cơ chế chính sách về bồi thường, hỗ trợ cho các đối tượng sẽ tham gia vào quá trình thực thi chính sách.
1.2.4.2 Chỉ đạo thực thi chính sách bồi thường, hỗ trợ
Chỉ đạo thực thi chính sách là việc thực hiện triển khai chính sách, đưa chính sách vào thực tiễn thông qua các kênh truyền truyền dẫn sau:
a. Truyền thông và tư vấn
- Các cơ quan tổ chức thực thi chính sách cần vận hành hệ thống truyền thông, tư vấn đại chúng và chuyên môn để tuyên truyền, hướng dẫn việc thực hiện chính sách, giúp cho mọi người biết về chính sách, hiểu về chính sách, chấp nhận thực hiện chính sách, hiểu về chính sách, chấp nhận thực hiện chính sách, từ đó mà ủng hộ và thực hiện chính sách một cách tự nguyện. Để các chính sách bồi thường, hỗ
trợ được thực thi đạt hiệu lực, hiệu quả cao, các cấp chính quyền cần làm những việc như sau:
- Chủ đầu tư hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án đầu tư nộp hồ sơ tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ về đầu tư tại địa phương. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến các cơ quan có liên quan đến dự án đầu tư để xem xét giới thiệu địa điểm theo thẩm quyền hoặc trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét giới thiệu địa điểm.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo thu hồi đất hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, thành phố thông báo thu hồi đất ngay sau khi giới thiệu địa điểm đầu tư; trường hợp thu hồi đất theo quy hoạch thì thực hiện thông báo sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được xét duyệt và công bố.
Nội dung thông báo thu hồi đất gồm: lý do thu hồi đất, địa điểm, vị trí khu đất thu hồi trên cơ sở hồ sơ địa chính hiện có hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt và dự kiến về kế hoạch di chuyển.
Việc thông báo thu hồi đất được thực hiện trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương và niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất, tại địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư có đất thu hồi.
- Cho phép khảo sát lập dự án đầu tư. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép chủ đầu tư tiến hành khảo sát, đo đạc lập bản đồ khu vực dự án ngay sau khi được chấp thuận chủ trương đầu tư để phục vụ việc lập và trình duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng, thu hồi đất và lập phương án bồi thường tổng thể, hỗ trợ, tái định cư và chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện, thành phố, cấp xã triển khai thực hiện các công việc liên quan;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, thành phố có trách nhiệm thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và phương án đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp. Đối với các địa phương đã thành lập Tổ chức phát triển quỹ đất thì Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền có thể giao nhiệm vụ lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; phương án đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp cho Tổ chức phát triển quỹ đất;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phối hợp với chủ đầu tư phổ biến kế hoạch khảo sát, đo đạc cho người sử dụng đất trong khu vực dự án và