Điều kiện tự nhiên xã Nậm Sỏ, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá việc thực hiện và đề xuất giải pháp đạt chuẩn nông thôn mới tại xã Nậm Sỏ, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu (Trang 43 - 46)

4. Cấu trúc luận văn

1.3.1. Điều kiện tự nhiên xã Nậm Sỏ, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu

* Vị trí địa lý

Xã Nậm Sỏ nằm về phía tây của Huyện Tân Uyên, có các vị trí tiếp giáp nhƣ sau: - Phía Tây giáp huyện Sìn Hồ.

- Phía Đông giáp xã Nậm Cần và xã Tà Mít. - Phía Nam giáp tỉnh Sơn La.

- Phía Bắc giáp xã Mƣờng Khoa và huyện Sìn Hồ

Hình 1.1. Vị trí xã Nậm Sỏ, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu

Tổng diện tích theo địa giới hành chính của xã là 15.927,71 ha. Trong đó diện tích đất nông nghiệp là 8933,6 ha. Diện tích đất phi nông nghiệp là 310,1 ha. Đất chƣa sử dụng là 8953.35 ha. Diện tích đất chƣa sử dụng còn tƣơng đối lớn, nằm rải rác ở trong toàn xã.

* Địa hình, địa mạo

Nậm Sỏ có địa hình chia cắt phức tạp, phổ biến là kiểu địa hình núi cao trung bình có độ dốc lớn, trên 60% diện tích tự nhiên của xã có độ cao trên 800 m, hơn 90 %

36

hƣớng Tây Bắc - Đông Nam, có nhiều dãy núi có độ cao từ 1500 - 2000 m so với mực nƣớc biển

*Khí hậu, thời tiết

Nằm trong vùng khí hậu điển hình của vùng nhiệt đới núi cao Tây Bắc, ngày nóng đêm lạnh, khí hậu phân chia hai mùa rõ rệt; mùa mƣa và mùa khô. Mùa mƣa từ tháng 4 đến tháng 9, có nhiệt độ, độ ẩm cao, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau vào mùa này khí hậu lạnh độ ẩm, lƣợng mƣa thấp.

Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 22 - 250 C.

Lƣợng mƣa trung bình 1.800 - 2.200 mm/năm, độ ẩm không khí trung bình 80%.

*Thuỷ văn

Xã Nậm Sỏ có địa hình rộng, bị chia cắt bởi một mạng lƣới hơn chục các khe suối nhỏ nhƣ: Suối Nậm Ít, Quai Đón, Điền Thàng, Suối Nặp, Suối Nậm Ui, Nậm Là, Hua Ngò, Nậm Cả, Co Tói, Nán Than, Đàn Tiển, Nậm Khăn.

Trong đó có hai suối lớn là nguồn cung cấp nƣớc cho sản xuất và sinh hoạt quanh năm của nhân dân trong xã là Suối Nậm Sỏ và Nậm Ngò.

Chế độ thủy văn của xã rất phức tạp, chịu ảnh hƣởng chế độ thủy lƣu của các con suối nhƣ suối Nậm Là, Nậm Sỏ, Nậm Ngò, Nậm Cả, Quai Đón… Các con suối này đều bắt nguồn các dãy núi cao nên có chế độ thủy lƣu phức tạp. Đặc biệt vào mùa mƣa gây hiện tƣợng lũ lụt, sạt lở. Vào mùa khô thì các con suối cạn kiệt, thiếu nƣớc sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

* Tài nguyên thiên nhiên

Nậm Sỏ không có những tài nguyên về khoáng sản để phục vụ khai thác cho phát triển công nghiệp. Tài nguyên thiên nhiên ở Nậm Sỏ bao gồm:

- Tài nguyên đất

Tài nguyên đất tại Nậm Sỏ chủ yếu là các dạng đất phục vụ cho phát triển nông lâm nghiệp. Quỹ đất bao gồm các loại đất sản xuất nông nghiệp với diện tích 3.178 ha; đất lâm nghiệp 5.742,4 ha. Do vậy ngƣời dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp để phục vụ nhu cầu đời sống. Phát triển nguồn tài nguyên về đất tạo điều kiện phát triển kinh tế tại xã.

- Tài nguyên nƣớc

Nguồn nƣớc mặt của các bản đƣợc cung cấp chủ yếu từ các hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn xã và nƣớc mƣa tự nhiên (lƣợng mƣa hàng năm khoảng 1.800 -

37

1.900 mm). Nguồn nƣớc mặt của xã chịu ảnh hƣởng theo mùa, lƣợng nƣớc dồi dào vào các tháng 4, tháng 5 hàng năm. Về cơ bản nguồn nƣớc đã đáp ứng đƣợc yêu cầu của ngƣời dân trong sản xuất và sinh hoạt.

Nguồn nƣớc ngầm: Nậm Sỏ là một xã miền núi nên nguồn nƣớc ngầm cũng có nhiều hạn chế. Vì từ nhận thức của ngƣời dân, nên hầu hết các hộ gia đình ở xã không khai thác nguồn nƣớc ngầm này, chủ yếu sử dụng các nguồn nƣớc mặt ở ao, hồ, sông suối. Qua quá trình triển khai thực hiện chƣơng trình NTM, ngƣời dân đƣợc sử dụng thêm một hình thức là nƣớc sạch, nhƣng đa phần ngƣời dân chƣa có ý thức trong việc ô nhiễm về nguồn nƣớc, nên họ không sử dụng hình thức cung cấp nƣớc này.

- Tài nguyên rừng

Thống kê năm 2016, diện tích đất rừng là 4.584,08 ha; kỳ thống kê năm 2017, diện tích là 4.602,3 ha tăng 18,21 ha, trong đó:

- Đất rừng phòng hộ: 1.977,5 ha.

- Đất rừng sản xuất: Tăng 18,21 ha do chuyển từ đất trồng cây hàng năm khác 22,34 ha, chuyển từ đất ven suối 0,2 ha; chuyển từ đất đồi núi chƣa sử dụng 1,87 ha và chuyển sang đất trồng lúa 6,21 ha.

- Đất rừng đặc dụng: 0 ha.

Trong những năm vừa qua, xã đã tạo nhiều chính sách để ngƣời dân tập trung trồng rừng từ những cây mang lại nhiều hiệu quả kinh tế nhƣ Quế, Mắc Ca, Sơn Trà.... phủ xanh những khoảnh đất trọc, đất chƣa sử dụng.

- Tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan môi trƣờng

Cảnh quan và môi trƣờng của xã Nậm Sỏ vẫn còn giữ đƣợc vẻ nguyên sơ và không khí trong lành do chƣa chịu nhiều tác động và ảnh hƣởng của con ngƣời. Tuy nhiên một vài năm gần đây do sự phát triển dân số nhanh và việc phát triển kinh tế đã ảnh hƣởng không nhỏ đến môi trƣờng của xã. Do ngƣời dân chƣa có ý thức về việc thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt để chôn lấp tiêu hủy nên việc vứt rác thải sinh hoạt bừa bãi còn xảy ra ở nhiều nơi. Dẫn đến ô nhiễm nguồn không khí và nguồn nƣớc sinh hoạt. Cần tăng cƣờng tuyên truyền và hƣớng dẫn nhân dân trong việc đảm bảo sinh hoạt vệ sinh phòng chánh ô nhiễm và dịch bệnh xảy ra.

38

hiện tƣợng đất đai bị xói mòn, rửa trôi, sạt lở đất. Bên cạnh đó, việc canh tác trên đất dốc với tập quán lạc hậu, chƣa hợp lý của ngƣời dân cũng nhƣ việc sử dụng phân bón, thuốc BVTV không đúng kỹ thuật cũng là những nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm và suy thoái môi trƣờng đất, đặc biệt là ở những khu vực có độ dốc lớn. Diện tích rừng và độ che phủ rừng của xã đã tăng trong những năm gần đây, nhƣng chất lƣợng rừng bị suy giảm, các loại gỗ tự nhiên quý hiếm đang ngày càng cạn kiệt.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá việc thực hiện và đề xuất giải pháp đạt chuẩn nông thôn mới tại xã Nậm Sỏ, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)