Đánh giá chế độ sóng ven bờ

Một phần của tài liệu BC_HLBVBB_ngay_30_7_21_77467 (Trang 42 - 44)

Sóng lan truyền ở vùng nước nông gần bờ chịu tác động ma sát do đáy sinh ra. Độ lớn của lực ma sát này phụ thuộc vào một loạt các tham số như vận tốc quỹ đạo sóng theo phương ngang, độ nhám của đáy và độ sâu nước. Đây cũng chính là một trong những kết luận rút ra từ các kết quả đo đạc hiện tượng suy giảm sóng tại vùng ven bờ đồng bằng Bắc Bộ, tại khu vực có và không có rừng cây ngập mặn. Sự lý giải lý thuyết là do vận tốc quỹ đạo hạt nước ở gần đáy suy giảm mạnh khi có cây tồn tại. Trường thực vật tổng thể như là một chướng ngại vật đối với sóng, chướng ngại này một phần phản xạ, một phần làm suy giảm và một phần cho sóng lan truyền qua trong sự tương tác với thân cây và các lá cây.

Một cơ chế tiêu tán năng lượng sóng hiệu quả nhất là quá trình sóng vỡ, tuy nhiên, khi sóng lan truyền trong rừng cây ngập mặn, trong phần lớn trường hợp, không bị tiêu tán năng lượng do hiện tượng này. Quá trình tiêu tán năng lượng quan trọng là do các chướng ngại mà cây tạo ra, các cây sẽ áp đặt lực ma sát và lực quán tính lên chuyển động của nước, tạo ra sự mất mát năng lượng và làm cho sóng hạ thấp độ cao và suy giảm vận tốc quỹ đạo.

Hình 1.5. Vị trí các điểm vẽ hoa sóng vùng ven bờ

Hình 1.7. Hoa sóng tại vị trí T12 giai đoạn 2010- 2020

Hình 1.8. Hoa sóng tại vị trí T13 giai đoạn 2010 -2020

Một phần của tài liệu BC_HLBVBB_ngay_30_7_21_77467 (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)