Phương pháp xác định chiều rộng, ranh giới hành lang bảo vệ bờ

Một phần của tài liệu BC_HLBVBB_ngay_30_7_21_77467 (Trang 69 - 71)

biển tỉnh Thái Bình

Căn cứ vào hiện trạng dữ liệu được nêu tại mục 2.2.1 và quy trình tính toán được xây dựng tại mục 2.2.2 để xác định chiều rộng, ranh giới hành lang bảo vệ bờ biển tỉnh Thái Bình, các phương pháp được áp dụng như sau:

2.2.3.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu, số liệu

Thu thập, hệ thống hoá các số liệu, xử lý, phân tích, đánh giá các tài liệu, số liệu sẵn từ các cơ quan Trung ương, tỉnh Thái Bình, hình thành các cơ sở dữ liệu theo định hướng các nội dung nghiên cứu. Bên cạnh đó, nhiệm vụ kế thừa những đề tài khoa học, quan điểm tiếp cận và kinh nghiệm thực tiễn của các công trình khoa học, đề tài nghiên cứu đã thực hiện ở trên thế giới và trong nước có liên quan đến nội dung của dự án. Các số liệu thu thập qua các đề tài áp dụng cho việc xây dựng các báo cáo chuyên đề (Sản phẩm bước 1 của Nhiệm vụ).

2.2.3.2. Các phương pháp khảo sát, điều tra và đo đạc khí tượng, thủy, hải văn ngoài hiện trường

Các phương pháp khảo sát và điều tra thực địa nhằm thu thập và bổ sung, cập nhật các số liệu tại các khu vực, tuyến, điểm nghiên cứu được lựa chọn để xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu về đặc điểm điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, tình trạng xói lở cửa sông, bờ biển phục vụ nội dung nghiên cứu của nhiệm vụ. Số liệu đo đạc thực tế phục vụ xây dựng điều kiện biên, hiệu chỉnh và kiểm định các mô hình toán. Dự án HLBVBB được triển khai lần đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Bình nên công tác khảo sát, điều tra thực địa đóng vai trò quan trọng trong dự án. Công tác điều tra thực địa được thực hiện tại 08 xã ven biển thuộc 02 huyện Tiền Hải và Thái Thụy (các xã Thụy Trường, Thụy Xuân, Thụy Hải, Thái Thượng, Thái Đô thuộc huyện Thái Thụy và các xã Đông Trà, Đông Long, Đông Hoàng thuộc huyện Tiền Hải).

2.2.3.3. Phương pháp bản đồ, viễn thám và GIS

Bản đồ có khả năng thể hiện rõ nhất, trực quan nhất các đặc trưng không gian của các đối tượng nghiên cứu. Ngoài ra, phương pháp bản đồ còn là phương pháp duy nhất thể hiện sự phân bố không gian các phương án quy hoạch và thiết kế lãnh thổ, đồng thời giúp các nhà quản lý đưa ra những quyết định về tổ chức sử dụng lãnh thổ một cách nhanh chóng. Trong nghiên cứu, ngoài việc sử dụng phương pháp bản đồ truyền thống, nhiệm vụ đã sử dụng phương pháp Hệ thông tin địa lý (GIS), đặc biệt trong phân tích thông tin và mô hình hoá không gian. GIS chính là bước kết quả cần có để tích hợp từ những dữ liệu đơn tính. Phương pháp xây dựng mô hình số độ cao (DEM) hay còn gọi là phương pháp mô hình hóa không gian và biểu diễn gần đúng địa hình bề mặt của vùng

nghiên cứu thông qua các bề mặt mô phỏng từ một hàm số xác định trên một không gian liên tục bởi tập hợp các giá trị độ cao. Với sự hỗ trợ của phương pháp bản đồ và hệ thông tin địa lý sẽ xây dựng các bản đồ chuyên đề và bản đồ tích hợp (dạng số).

Trong những năm gần đây, dưới tác động của BĐKH, nước biển dâng và ảnh hưởng của các hình thế thời tiết thì đường bờ vùng nghiên cứu đã có sự biến động rõ nét dựa trên các kết quả phân tích ảnh vệ tinh. Có thể nói kết quả phân tích từ ảnh vệ tinh đưa ra được quy luật diễn biến đường bờ thực tế trong quá khứ. Tuy nhiên, phương pháp trên không giúp ta hiểu bản chất vật lý của các quá trình diễn biến cũng như không cho phép dự báo dạng đường bờ khi có công trình, tác động của công trình với vùng phụ cận. Để đánh giá phân tích diễn biến đường bờ, đơn vị tư vấn đã áp dụng từ phân tích ảnh vệ tinh Landsat độ phân giải trung bình các năm 1998, 2000, 2003, 20050, 2006, 2007, 2009, 2010, 2013, 2017, 2019, 2020.

2.2.3.4. Phương pháp mô hình hóa và dự báo

Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu và khu vực nghiên cứu của nhiệm vụ bao gồm cả phần lục địa và biển ven bờ nên các mô hình được ứng dụng là tập hợp của nhiều mô hình toán các chuyên ngành khác nhau: địa lý, khí tượng, thủy văn, hải văn,... Chuỗi số liệu kết quả của các mô hình là dữ liệu đầu vào cho các dự báo chuyên đề và tổng hợp phù hợp với mục tiêu xác lập HLBVBB.

Một số mô hình áp dụng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bao gồm: - Công nghệ và mô hình trong đánh giá điều kiện thuỷ động lực sông, biển; - Công nghệ và mô hình đánh giá, dự báo diễn biến tài nguyên, biến đổi môi trường và tai biến thiên nhiên trong bối cảnh biến đổi khí hậu;

- Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố năm 2016.

2.2.3.5. Phương pháp thống kê, xử lý, phân tích các tư liệu thống kê

Thống kê là phương pháp xử lý số liệu định lượng: thống kê qua các số liệu khảo sát, đo đạc ngoài thực địa; thống kê qua đo đạc, tính toán trên bản đồ.

2.2.3.6. Phương pháp tham vấn ý kiến chuyên gia, ý kiến của cộng đồng địa phương trong việc xác định chiều rộng, ranh giới hành lang bảo vệ bờ biển

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, đơn vị tư vấn áp dụng việc lấy ý kiến của các chuyên gia về chiều rộng, ranh giới nhằm bảo vệ hệ sinh thái theo các quy định tại Thông tư số 29/2016/TT-BTNMT. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ sau khi xác định sơ bộ chiều rộng nhằm đảm bảo hệ sinh thái, đơn vị tư vấn gửi các số liệu liên quan và mẫu phiếu xin ý kiến các chuyên gia giàu kinh

nghiệm về lĩnh vực có liên quan từ góc độ của các khoa học khác nhau. Các ý kiến góp ý của các chuyên gia góp phần định hướng cách giải quyết vấn đề để đạt được mục tiêu và sản phẩm đề ra.

Sau khi tính toán được chiều rộng, ranh giới HLBVBB cho các khu vực, đơn vị tư vấn sẽ tiến hành áp dụng phương pháp lấy ý kiến của cộng đồng là một yêu cầu cơ bản để đảm bảo sự chấp thuận của cộng đồng dân cư trong vùng nhiệm vụ, đảm bảo sự gắn kết hài hoà giữa lợi ích của Nhà nước và quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan trong khu vực xác định chiều rộng, ranh giới HLBVBB, bảo đảm quyền tiếp cận biển của người dân. Cộng đồng có thể đóng góp nhiều ý kiến cho nhiệm vụ thông qua các cuộc hội thảo, để nhiệm vụ triển khai thực hiện phù hợp với tình hình thực tế, khả thi tại địa phương để cộng đồng đóng góp ý kiến về chiều rộng, ranh giới HLBVBB từ đó đơn vị tư vấn sẽ tiến hành thu thập điều chỉnh xác định chiều rộng, ranh giới HLBVBB theo quy định của pháp luật và phù hợp với địa phương.

2.2.3.7. Một số phần mềm ứng dụng

- Để thực hiện nhiệm vụ này, các phần mềm được sử dụng gồm:

+ Phần mềm MIKE 21/3 COUPLED MODEL FM để tính toán, mô phỏng mực nước triều cao trung bình nhiều năm; mô hình sóng và chế độ thủy triều; mô hình vận chuyển bùn cát.

+ Mô hình tính toán và dự báo sóng gió thế hệ 3 WAVEWATCH III. + Phần mềm biên tập bản đồ: MicroStation, Mapinfo, AcrGIS, Autocad…

Một phần của tài liệu BC_HLBVBB_ngay_30_7_21_77467 (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)