XÁC ĐỊNH KHOẢNG CÁCH NHẰM BẢO VỆ HỆ SINH THÁI

Một phần của tài liệu BC_HLBVBB_ngay_30_7_21_77467 (Trang 99 - 104)

5.1. Căn cứ và phƣơng pháp xác định khoảng cách nhằm bảo vệ hệ sinh thái với biển (Dst)

Theo quy định tại Điều 25 Thông tư số 29/2016/TT-BTNMT việc xác định khoảng cách nhằm bảo vệ hệ sinh thái (Dst) phải căn cứ vào các yếu tố:

- Đặc điểm, đặc trưng, chức năng của hệ sinh thái, các giá trị phục vụ của hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên;

- Vị trí địa lý, diện tích, ranh giới hệ sinh thái cần bảo vệ.

 Mục đích:

Khoảng cách nhằm bảo vệ hệ sinh thái là khoảng cách cần thiết để đảm bảo phòng ngừa, ngăn chặn các tác động có hại (khai thác, sử dụng tài nguyên đến các hệ sinh thái ven bờ cả trên đất liền và dưới biển) ở hiện tại và trong tương lai đối với khu vực cần thiết lập hành lang, duy trì giá trị phục vụ của hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên của vùng bờ không bị phá vỡ dưới tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của các hoạt động của con người.

 Phương pháp xác định:

Bước 1: Trên các mặt cắt đã được xác định tại mực II xác định sơ bộ khoảng cách cần thiết từ đường mực nước triều cao trung bình nhiều năm về phía đất liền, hải đảo để bảo đảm phòng ngừa, ngăn chặn tác động có hại của các

hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên đến các hệ sinh thái, duy trì giá trị dịch vụ của hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên ở vùng bờ.

Bước 2: Nối các điểm đã xác định trên các mặt cắt của khu vực cần thiết lập HLBVBB được ranh giới HLBVBB nhằm bảo vệ hệ sinh thái, duy trì giá trị của dịch vụ, của hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên của vùng bờ.

Bước 3: Từ khoảng cách sơ bộ cần thiết đã xác định để bảo vệ hệ sinh thái tiến hành lấy ý kiến của chuyên gia.

5.2. Đ c điểm các khu vực và đề xuất khoảng cách Dst

Khu vực 1: Xã Thụy Trường, huyện Thái Thụy

- Khu vực ven bờ xã Thụy trường ngoài đê biển số 8 có dải rừng ngập mặn thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Thái Thụy được UBND tỉnh Thái Bình thành lập tại Quyết định số 2514/QĐ-UBND ngày 06/9/2019, phía trong đê biển số 8 là khu vực dân cư, các đầm nuôi.

- Khoảng cách đề xuất nhằm bảo vệ hệ sinh thái của khu vực này là: 0m.

 Khu vực 2: Xã Thụy Xuân, huyện Thái Thụy

- Khu vực ven bờ xã Thụy Xuân ngoài đê biển số 8 là khu vực đầm nuôi thủy sản và dải rừng ngập mặn nằm trong Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Thái Thụy, phía trong đê biển số 8 là khu dân cư.

- Khoảng cách đề xuất nhằm bảo vệ hệ sinh thái của khu vực này là: 0m.

 Khu vực 3: Xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy

- Khu vực ven bờ xã Thụy Hải ngoài đê biển số 8 là khu vực đầm nuôi thủy sản và dải rừng ngập mặn nằm trong Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Thái Thụy, phía trong đê biển số 8 là khu dân cư.

- Khoảng cách đề xuất nhằm bảo vệ hệ sinh thái của khu vực này là: 0m.

 Khu vực 4: Xã Thái Thượng, huyện Thái Thụy

- Khu vực ven bờ xã Thái Thượng ngoài đê biển số 7 là khu vực đất bãi bồi ven biển và dải rừng ngập mặn, phía trong đê biển là khu dân cư.

- Khoảng cách đề xuất nhằm bảo vệ hệ sinh thái của khu vực này là: 0m.

 Khu vực 5: Xã Thái Đô, huyện Thái Thụy

- Khu vực ven bờ xã Thái Đô ngoài đê biển số 7 là dải rừng ngập mặn và khu vực Cồn Đen, phía trong đê biển là khu vực đầm nuôi thủy sản.

- Khoảng cách đề xuất nhằm bảo vệ hệ sinh thái của khu vực này là 0m.

 Khu vực 6: Xã Đông Trà, huyện Tiền Hải

phía ngoài đê biển số 6 là bãi bồi ven biển và rừng ngập mặn ở phía cửa sông Trà Lý; phía trong đê biển số 6 là khu vực đầm nuôi thủy sản.

- Khoảng cách đề xuất nhằm bảo vệ hệ sinh thái của khu vực này là 0m.

 Khu vực 7: Xã Đông Long, huyện Tiền Hải

- Khu vực ven bờ xã Đông Long phía ngoài đê biển số 6 là đất bãi bồi ven biển và dải rừng ngập mặn; phía trong đê biển là khu dân cư.

- Khoảng cách đề xuất nhằm bảo vệ hệ sinh thái của khu vực này là: 0m.

 Khu vực 8: Xã Đông Hoàng, huyện Tiền Hải

- Khu vực ven bờ xã Đông Hoàng phía ngoài đê biển số 6 là đất bãi bồi ven biển và dải rừng ngập mặn; phía trong đê biển là khu dân cư.

- Khoảng cách đề xuất nhằm bảo vệ hệ sinh thái của khu vực này là 0m.

VI. XÁC ĐỊNH KHOẢNG CÁCH NHẰM BẢO ĐẢM QUYỀN TIẾP CẬN CỦA NGƢỜI DÂN VỚI BIỂN

6.1. Căn cứ, mục đích xác định khoảng cách nhằm bảo đảm quyền tiếp cận của ngƣời dân với biển (Dtc) cận của ngƣời dân với biển (Dtc)

Theo quy định tại Điều 26 Thông tư số 29/2016/TT-BTNMT việc xác định khoảng cách nhằm bảo vệ bảo đảm quyền tiếp cận của người dân với biển (Dtc) phải căn cứ vào các yếu tố:

- Mật độ dân số tại vùng đất ven biển;

- Thực trạng các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên của người dân (du lịch, nuôi trồng, đánh bắt hải sản và các hoạt động khác của người dân) diễn ra tại vùng bờ;

- Nhu cầu thực tiễn của người dân tiếp cận với biển.

 Mục đích:

Đảm bảo cho người dân sống trong khu vực thiết lập hành lang có nguồn sinh kế phụ thuộc vào biển có quyền được tiếp cận với biển một cách dễ dàng không bị hạn chế, cản trở bởi các hoạt động kinh tế khác như du lịch, công nghiệp.

Vùng bờ là vùng chồng lấn nhiều lợi ích giữa các ngành trong cùng một địa phương (du lịch, cảng biển, nuôi trồng, đánh bắt hải sản,…), nhưng thiếu sự liên kết trong quản lý và khai thác có hiệu quả vùng đất này, thiếu sự điều phối cả về cấu trúc dọc từ Trung ương xuống địa phương và cấu trúc ngang giữa các ngành trong cùng một địa phương đang đặt ra những thách thức lớn. Việc phát triển các khu công nghiệp, đô thị, khu du lịch, khu resort, các bãi tắm, nhà nghỉ dưỡng sẽ giúp phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh song cũng sẽ phát sinh rất nhiều

bất cập, trong đó một trong những bất cập như vi phạm quyền được tiếp cận của người dân với biển.

Thực trạng các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên của người dân (du lịch, nuôi trồng, đánh bắt hải sản và các hoạt động khác của người dân) diễn ra tại vùng bờ.

 Phương pháp xác định:

Bước 1: Trên các mặt cắt đặc trưng xác định sơ bộ khoảng cách cần thiết từ đường mực nước triều cao trung bình nhiều năm về phía đất liền, hải đảo để bảo đảm quyền tiếp cận của người dân với biển dựa trên cơ sở mật độ dân số tại vùng đất ven biển; thực trạng các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên của người dân (du lịch, nuôi trồng, đánh bắt hải sản và các hoạt động khác của người dân) diễn ra tại vùng bờ; số lượng người dân tại vùng đất ven biển có sinh kế phụ thuộc trực tiếp vào biển; hiện trạng và quy hoạch các công trình xây dựng tại khu vực; nhu cầu thực tiễn của người dân tiếp cận với biển.

Bước 2: Nối các điểm đã xác định trên các mặt cắt của khu vực cần thiết lập HLBVBB được ranh giới HLBVBB nhằm bảo vệ quyền tiếp cận của người dân với biển.

Bước 3: Từ khoảng cách sơ bộ cần thiết đã xác định để bảo vệ tiếp cận của người dân với biển tiến hành lấy ý kiến của chuyên gia.

6.2. Đ c điểm các khu vực và kết quả xác định khoảng cách Dtc

 Khu vực 1: Xã Thụy Trường, huyện Thái Thụy

- Mật độ dân số xã Thụy Trường 832 người/km2. Dân cư tại đây sinh sống chủ yếu với nghề nông nghiệp, nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản và. Từ đường mực nước triều cao về phía bờ là đường đê biển số 8 bao quanh cùng KCN Thụy Trường diện tích là 190 ha, KCN Tân Trường diện tích 435ha cùng Khu bến cảng Thụy Tân đã được quy hoạch trong Khu kinh tế. Khu vực ven bờ, có địa hình thấp bằng phẳng, thấp hơn mực nước biển dâng 1-3m.

- Để đảm bảo vệ đê điều, chủ động ứng phó với BĐKH nước biển dâng nhằm bảo đảm quyền tiếp cận của người dân với biển chiều rộng thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển lấy với khoảng cách 35m.

 Khu vực 2: Xã Thụy Xuân, huyện Thái Thụy

- Mật độ dân số xã Thụy Xuân 1.704 người/km2. Mật độ dân cư ở đây tương đối đông, chỉ đứng sau thị trấn Diêm Điền. Từ đường mực nước triều cao phía ngoài biển ra phía biển là hệ sinh thái rừng ngập mặn và bao quanh cùng Khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ Xuân Hải diện tích 200ha. Người dân tại khu vực này chủ yếu sống bằng nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản.

- Để đảm bảo vệ đê điều, chủ động ứng phó với BĐKH, nước biển dâng nhằm bảo đảm quyền tiếp cận của người dân với biển chiều rộng thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển lấy với khoảng cách 10m.

 Khu vực 3: Xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy

- Mật độ dân số xã Thụy Hải vào khoảng 1.625 người/km2. Mật độ dân cư ở đây tương đối đông; đây là nơi tập trung hai cảng cá là cảng cá Tân Sơn và cảng cá Quang Lang; Khu vực ven bờ xã Thụy Hải có đường đê biển số 8 bao quanh cùng KCN Xuân Hải diện tích 200ha. Người dân tại khu vực này chủ yếu sống bằng nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản.

- Để chủ động ứng phó với BĐKH, nước biển dâng nhằm bảo đảm quyền tiếp cận của người dân với biển chiều rộng thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển lấy với khoảng cách 10m.

 Khu vực 4: Xã Thái Thượng, huyện Thái Thụy

- Mật độ dân số xã Thái Thượng vào 824 người/km2. Là vùng tiếp giáp với sông Diêm Hộ. Từ bờ ra biển là đường đê biển số 7 cùng KCN Thái Thượng với diện tích 785ha. Dân cư ở đây sống bằng nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản

- Để đảm bảo vệ đê điều, chủ động ứng phó với BĐKH, nước biển dâng nhằm bảo đảm quyền tiếp cận của người dân với biển chiều rộng thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển lấy với khoảng cách 40m

 Khu vực 5: Xã Thái Đô, huyện Thái Thụy

- Mật độ dân số xã Thái Đô 506 người/km2 đây là khu vực có diện tích rộng và dân cư thưa; là khu vực ven biển có diện tích lớn nhất thuộc huyện Thái Thụy. Khu vực ven bờ bao gồm KCN Thái Đô diện tích 620ha, Trung tâm Nhiệt điện Thái Bình diện tích 253ha, đường đê biển số 7 kéo dài bao phủ quanh vùng ven bờ. Từ KCN Thái Đô ra phía biển là mảng rừng ngập mặn, bến tàu du lịch đi Cồn Vành, Cồn Thủ cùng khu du lịch Cồn Đen. Giáp ranh về phía Bắc là khu vực sông Trà Lý với Bến Cảng nhà máy Nhiệt điện. Đây là khu vực có dân cư sinh sống chủ yếu bằng nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản.

- Để đảm bảo vệ đê điều, chủ động ứng phó với BĐKH, nước biển dâng nhằm bảo đảm quyền tiếp cận của người dân với biển chiều rộng thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển lấy với khoảng cách 35m.

 Khu vực 6: Xã Đông Trà, huyện Tiền Hải

- Mật độ dân số xã Đông Trà khoảng 624 người/km2. Khu vực xã nằm giáp ranh với biển (sông Trà Lý và Biển Đông), phía trong bờ là KCN Hải Long với diện tích 393,36 ha. Đây là khu vực có nền kinh tế chưa phát triển. Đường đê biển số 6 chạy bao quanh huyện Tền Hải. Người dân ở đây chủ yếu sống bằng

nghề trồng lúa.

- Để đảm bảo vệ đê điều, chủ động ứng phó với BĐKH, nước biển dâng nhằm bảo đảm quyền tiếp cận của người dân với biển chiều rộng thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển lấy với khoảng cách 35m.

 Khu vực 7: Xã Đông Long, huyện Tiền Hải

- Mật độ dân số xã Đông Long khoảng 646 người/km2. Đây là khu vực tập trung 02 KCN lớn là KCN Đông Long, diện tích 265ha và KCN Hoàng Long, diện tích 785ha. Đường đê biển số 6 chạy bao quanh huyện Tền Hải. Người dân ở đây chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa.

- Để đảm bảo vệ đê điều, chủ động ứng phó với BĐKH, nước biển dâng nhằm bảo đảm quyền tiếp cận của người dân với biển chiều rộng thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển lấy với khoảng cách 45m.

 Khu vực 8: Xã Đông Hoàng, huyện Tiền Hải

- Mật độ dân số xã Đông Hoàng 798 người/km2. Đường đê biển số 6 chạy bao quanh huyện Tền Hải. Người dân chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa.

- Để đảm bảo vệ đê điều, chủ động ứng phó với BĐKH và nước biển dâng nhằm bảo đảm quyền tiếp cận của người dân với biển chiều rộng thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển lấy với khoảng cách 45m.

VII. RANH GIỚI HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH THÁI BÌNH 7.1. Kết quả xác định chiều rộng hành lang bảo vệ bờ biển tại các m t cắt

Một phần của tài liệu BC_HLBVBB_ngay_30_7_21_77467 (Trang 99 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)