Tìm hiểu về bảo hiểm vi mô – Thực trạng triển

Một phần của tài liệu BVH-magazine-no 1 2021 (Trang 26 - 29)

mô – Thực trạng triển khai trên thế giới

DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM TRONG KỶ NGUYÊN SỐ TRONG KỶ NGUYÊN SỐ

“Bảo hiểm vi mô” là các sản phẩm bảo hiểm có số tiền bảo hiểm nhỏ, mức phí bảo hiểm thấp, quyền lợi cơ bản hướng tới các cá nhân thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ có mức sống trung bình, cá nhân có thu nhập thấp nhằm đáp ứng nhu cầu tiết kiệm và bảo vệ trước những rủi ro có thể xảy ra liên quan đến tính mạng, sức khỏe và tài sản, theo nguyên tắc được thừa nhận rộng rãi về bảo hiểm.

Theo báo cáo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) thuộc Liên Hiệp Quốc, các sản phẩm bảo hiểm vi mô càng đơn giản, dễ hiểu càng dễ triển khai thành công. Bảo hiểm liên quan đến tín dụng (Credit life) là sản phẩm phổ biến nhất và dễ triển khai thành công nhất, thường là điểm khởi đầu của các công ty bảo hiểm vi mô.

Tại Ấn Độ và Kenya, các công ty bảo hiểm đã thành công trong việc triển khai sản phẩm bảo hiểm vi mô kết hợp. Sản phẩm bảo hiểm vi mô kết hợp bao gồm nhiều

quyền lợi trong một sản phẩm, có thể được bảo hiểm bởi các nhà bảo hiểm khác nhau. Bảo hiểm vi mô kết hợp sẽ là cơ chế bảo vệ hiệu quả cho người nghèo nếu được thiết kế đơn giản và dễ hiểu.

Hiện tại, các công ty bảo hiểm trên toàn thế giới đã mở rộng số lượng sản phẩm bảo hiểm vi mô, cung cấp khá nhiều dòng sản phẩm bao gồm bảo hiểm nhân thọ, credit life, sức khỏe, tài sản, tai nạn cá nhân, bảo hiểm thời tiết & thiên tai, bảo hiểm vật nuôi, cây trồng... trong đó, các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ và credit life chiếm tỷ trọng lớn nhất.

Thị trường bảo hiểm vi mô toàn cầu đang được thúc đẩy bởi ngành bảo hiểm đang phát triển và số hóa nhanh chóng, đảm bảo tính minh bạch giữa người tiêu dùng và nhà cung cấp dịch vụ. Nhờ sự đổi mới và công nghệ, bảo hiểm vi mô ngày nay không còn là một thị trường ngách. Với sự phát triển của công nghệ di động ngày này, đặc biệt là

sự phổ biến của Mobile Money tại các nước nghèo và các nước đang phát triển, công nghệ di động đã làm tăng khả năng tiếp cận cũng như sử dụng bảo hiểm của những người có thu nhập thấp. Các công ty bảo hiểm và các đối tác trung gian đang tăng cường thử nghiệm với công nghệ di động để thiết kế và tiếp thị các sản phẩm bảo hiểm ngày càng tốt hơn cho khách hàng nghèo. Mạng di động được sử dụng như một kênh phân phối bảo hiểm vi mô với mức độ thành công lớn.

Theo Hiệp hội GSMA, Mobile money dễ dàng tiếp cận với người dân vẫn là chìa khóa để gia tăng độ phủ sóng về số lượng tài khoản. Mobile Money cung cấp cách thức thuận tiện và đáng tin cậy để chuyển từ tiền mặt sang các giá trị mang tính kỹ thuật số và ngược lại.

Năm 2019, 176 tỷ USD tổng giá trị giao dịch nộp tiền mặt đã được số hóa bởi các nhà cung cấp Mobile Money trên toàn cầu. Số lượng cửa hàng cung cấp Mobile Money đã tăng gần gấp ba lần trong những năm qua, đạt 7,7 triệu vào năm 2019.

Các cửa hàng đại lý Mobile Money ở nông thôn và các khu vực khó tiếp cận là công cụ để mở rộng phạm vi tài chính bởi họ cung cấp phạm vi địa lý rộng hơn so với các kênh khác. Một đại lý chuyển tiền di động có phạm vi tiếp cận gấp 07 lần máy ATM và gấp 20 lần phạm vi tiếp cận của các chi nhánh ngân hàng.

DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM TRONG KỶ NGUYÊN SỐ TRONG KỶ NGUYÊN SỐ

Tại Việt Nam, bảo hiểm vi mô được triển khai bởi cả các công ty bảo hiểm và tổ chức chính trị - xã hội từ những năm 2008. 03 DNBH là Prudential, Manulife và Dai-ichi cung cấp sản phẩm dành riêng cho người có thu nhập thấp. Tuy nhiên, việc triển khai trong thời gian qua không đạt hiệu quả. Prudential và Dai-ichi đã ngừng triển khai sản phẩm này.

Đến nay, thị trường bảo hiểm vi mô ở Việt Nam mới manh nha hình thành với một số sản phẩm bảo hiểm như: Bảo hiểm du lịch bán kèm theo vé máy bay (từ 20.000 đồng cho một chuyến nội địa hay tối thiểu trên 80.000 đồng cho một chuyến bay quốc tế); Bảo hiểm tai nạn cá nhân 2.000 đồng/cuốc xe (Chubb hợp tác với Grab); Gói Bảo hiểm tai nạn PRU-BẢO VỆ 24/7 (Prudential hợp tác với Grab); các sản phẩm bảo hiểm sức khỏe, tai nạn, du lịch, tài sản, xe (các DNBH như PTI, Bảo Long, Bảo Việt, VBI, Prudential hợp tác với Viettel phân phối qua ứng dụng Viettelpay và đang nghiên cứu triển khai qua dịch vụ mobile money).

Chính phủ đang dự thảo Nghị định về hướng dẫn triển khai bảo hiểm vi mô của các tổ chức chính trị - xã hội. Theo tờ trình của Chính phủ, hiện chỉ duy nhất có Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam thuộc các tổ chức chính trị - xã hội đang thực hiện thí điểm bảo hiểm vi mô ở 12 tỉnh, thành phố với 2 sản phẩm: Tương trợ vốn vay; tương trợ y tế và nhân thọ. Đối tượng tham gia chủ yếu là thành viên của tổ chức tài chính vi mô tình thương. Tuy nhiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng chưa nên ban hành Nghị định về bảo hiểm vi mô của các tổ chức chính trị - xã hội. Đồng thời yêu cầu Chính phủ tiếp tục nghiên cứu, xem xét, bổ sung các quy định cần thiết về bảo hiểm vi mô trong quá trình nghiên cứu, sửa đổi bổ sung Luật Kinh doanh bảo hiểm. Hiện nay, ở Việt Nam còn một tỷ lệ không nhỏ người dân chưa có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ tiện ích tài chính - ngân hàng - bảo hiểm (35% người dân sống ở nông thôn trên tổng số 96 triệu người dân) nhưng mật độ thuê bao di động thì đã đạt tỷ lệ trên 100% từ nhiều năm qua. Tính đến tháng 1/2020, Việt Nam có hơn 145,8 triệu kết nối mạng dữ liệu di động. Việt Nam được đánh giá là có tốc độ tăng trưởng người sử dụng điện thoại di động và mạng Internet vào loại nhanh nhất trên thế giới trong 5 năm gần đây, nên có tiềm năng lớn về phát triển Mobile Money. Việc Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 316 phê duyệt triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile Money) đã mở ra cơ hội mở rộng triển khai bảo hiểm vi mô cho các công ty bảo hiểm.

Một phần của tài liệu BVH-magazine-no 1 2021 (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)