Những vướng mắc khi triển kha

Một phần của tài liệu BVH-magazine-no 1 2021 (Trang 52 - 54)

Để DNBH có quyền thế quyền đòi bồi thường bên thứ ba thì theo khoản 1, Điều 49 luật KDBH thì DNBH phải bồi thường cho khách hàng trước sau đó nhận chuyển quyền để đòi bên thứ ba. Tuy nhiên, thực tế sẽ xảy ra những tình huống khó khăn như sau:

Tình huống thứ nhất: Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm đã bồi thường cho người được bảo hiểm nhưng người được bảo hiểm từ chối chuyển quyền yêu cầu hoặc từ bỏ quyền yêu cầu người thứ ba bồi thường theo quy định tại Điều 49 của Luật Kinh doanh bảo hiểm. Mặc dù Khoản 2 của điều luật này có quy định doanh nghiệp bảo hiểm có quyền khấu trừ số tiền bồi thường nhưng không biết sẽ khấu trừ bằng cách nào trong khi doanh nghiệp bảo hiểm đã trả tiền bồi thường cho người được bảo hiểm rồi và cũng không có quy định doanh nghiệp bảo hiểm được quyền đòi lại số tiền bồi thường đã chi trả cho người được bảo hiểm. Vì vậy, để giảm thiểu rủi ro này DNBH thường yêu cầu khách hàng chuyển quyền yêu cầu bồi thường trước khi trả tiền hoặc từ chối một phần đến toàn bộ trong trường hợp khách hàng đã thỏa thuận theo hướng bất lợi và không bảo lưu quyền đòi bồi thường. Chính điều này đã gây ra sự tranh cãi giữa khách hàng và DNBH, thực tế thì khả năng thành công từ việc đòi bên thứ ba là rất thấp.

Tình huống thứ hai: Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm đã bồi thường cho người được bảo hiểm và được người được bảo hiểm chuyển quyền yêu cầu nhưng sau khi khởi kiện người thứ ba để đòi bồi thường thì không được Tòa án chấp nhận toàn bộ hoặc một phần yêu cầu khởi kiện hoặc do tổn thất được định giá thường thấp hơn giá trị bồi thường thực tế mà DNBH phải trả. Luật Kinh doanh bảo hiểm cũng không có quy định doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đòi người được bảo hiểm trả lại phần chênh lệch số tiền bồi thường DNBH đã chi trả.

Với những điểm bất cập trên, kiến nghị khi sửa đổi luật Kinh doanh bảo hiểm cần quy định lại Điều 49 cho phù hợp hơn để đảm bảo quyền đòi bên thứ ba.

Điểm 1.5, Mục 1 Điều 4

Điểm 1.3, Mục 1

Điều 15 Giảm trừ bồi thường Điểm 2.8, Mục 2

Điều 5 Quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm, khách hàng

1.5

2.8

1.3

NGHIÊN CỨU TRAO ÐỔI TRAO ÐỔI

Lỗi tự thỏa thuận: tự thỏa thuận là quyền cơ bản trong quan hệ dân sự, chính vì vậy khi xảy ra tai nạn các bên thường tự thỏa thuận đền bù để nhanh chóng kết thúc vụ việc, điều này diễn ra ngay cả khi tai nạn có sự tham gia của lực lượng cảnh sát giao thông. Trong nhiều trường hợp, do cố ý hoặc chưa hiểu hết mà người được bảo hiểm đã thỏa thuận theo hướng bất lợi hoặc từ bỏ quyền đòi bồi thường vì nghĩ rằng mình có bảo hiểm chi trả và điều này đã vi phạm vào nguyên tắc thế quyền. Trong tất cả các quy tắc bảo hiểm xe cơ giới trên thị trường đều có điều khoản giảm trừ hoặc từ chối bồi thường do khách hàng mắc lỗi “tự thỏa thuận theo hướng bất lợi hoặc từ bỏ quyền đòi bên thứ ba” được các DNBH áp dụng khá thường xuyên, nó mang đến những lợi ích nhất định như: giảm số tiển bồi thường mà DNBH phải trả trong vụ tổn thất; giảm thủ tục đòi bồi thường bên thứ ba (đòi bên thứ 3 là một công việc phức tạp, tốn thời gian và khả năng đòi được cũng không cao). Tuy nhiên, trong thực tế triển khai thì nhiều DNBH cũng có những lỗi nhất định khi chưa thực hiện hết trách nhiệm. Trường hợp tổn thất liên quan đến lỗi của bên thứ ba thì các DNBH thường không hướng dẫn khách hàng phải làm gì, chưa đồng hành với khách hàng để bảo vệ quyền lợi của mình và có phẩn đẩy rủi ro đó cho chính khách hàng. Hãy ở vị trí khách hàng, trong trường hợp này nếu nhận được sự phối hợp, hỗ trợ và hướng dẫn từ DNBH thì chắc chắn sự hài lòng của khách hàng sẽ khác rất nhiều. Đồng hành với khách hàng trong việc giải quyết

“Phối hợp với bên mua bảo hiểm để giải quyết yêu cầu của người thứ ba đòi bồi thường về những thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm”. Đối với bảo hiểm trách nhiệm dân sự, Điều 56 Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định.

Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền thay mặt bên mua bảo hiểm để thương lượng với người thứ ba về mức độ bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có thoả thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm. Như vậy liên quan đến bên thứ ba thì NDBH vừa có quyền lợi nhưng đồng thời cũng có nghĩa vụ.

Vì sao khách hàng thường thỏa thuận khi có hồ sơ công an? Như chúng ta đã biết, quy định về trình tự giải quyết tai nạn giao thông đường bộ được quy định trong TT77-2012-TT- BCA, trong đó có một điểm quy định như sau: Để giải quyết vụ tai nạn giao thông theo thủ tục hành chính, thì cơ quan công an cần các bên thương lượng, hòa giải và thỏa thuận bồi thường thiệt hại, trong trường hợp các bên không tự thỏa thuận được thì công an sẽ lập biên bản và hướng dẫn liên hệ với tòa án để hòa giải. Vì vậy, để có hồ sơ công an, để lấy được xe ra sửa chữa thì hầu như các bên đều chọn phương án tự hòa giải, nhiều trường hợp do sơ xuất, thiếu hiểu biết và DNBH không đồng hành cũng họ nên đã hòa giải theo hướng bất lợi và từ bỏ quyền đòi bồi thường. Vì vậy, với trách nhiệm và càm kết, các DNBH nên đồng hành và hướng dẫn khách hàng không hòa giải theo hướng bất lợi. Thực tế họ chỉ cần bảo lưu và chuyển quyền thì lúc đó việc đòi bên thứ ba thuộc về trách nhiệm của DNBH. Các DNBH có đòi được hay không là việc khác. Với các trường hợp bên thứ ba gây tai nạn do quá nghèo, chết mà không có di sản để lại thì việc đòi bên thứ ba là khá khó khăn, nhưng cũng có thể đóng hồ sơ.

Đề xuất

Để giảm thiểu những vụ việc tranh tụng, dẫn đến sự không hài lòng của khách hàng đồng thời đảm bảo quyền đòi bên thứ ba, chúng ta nên hướng dẫn chủ xe một cách kịp thời khi trường hợp tai nạn liên quan đến lỗi của bên thứ 3, đặc biệt là có cảnh sát giao thông thụ lý hồ sơ. Nếu chúng ta hướng dẫn khách hàng hoặc cùng với khách hàng đàm phán liên quan đến hòa giải dân sự với bên thứ ba thì chắc chắn chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp bảo hiểm sẽ có sự khác biệt với thị trường.

Phần đông khách hàng của chúng ta là người tốt, ngay tình, còn những khách hàng gian dối, nhận bồi thường bên thứ 3 rồi tiếp tục đòi bồi thường thì đương nhiên phải kiên quyết đấu tranh, nhưng cách thức đấu tranh cũng nên khéo léo, đặc biệt là khi ra văn bản vì thời đại kinh doanh online, các diễn đàn có tốc độ lan truyền rất nhanh, vô hình chung sẽ kéo chúng ta vào những hệ lụy khác.

Điều 56

Quyền đại diện cho người được bảo hiểm

Điểm Đ, Khoản 2,

Điều 17 Nghĩa vụ của DNBH trong luật KDBH quy định

Một phần của tài liệu BVH-magazine-no 1 2021 (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)