bảo hiểm do pháp luật quy định về điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu mà các tổ chức cá nhân tham gia bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ thực hiện; đồng thời quy định rõ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới là một trong số loại bảo hiểm bắt buộc.
NGHIÊN CỨU TRAO ÐỔI TRAO ÐỔI
Số03/2021/NĐ-CP
Chính phủ đã ban hành Nghị định
về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
Chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới là một chính sách an sinh xã hội của Nhà nước nhằm bảo đảm hỗ trợ nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông do xe cơ giới gây ra nhanh chóng khắc phục hậu quả đồng thời bảo vệ tài chính cho chủ xe cơ giới, người điều khiển xe cơ giới trước những rủi ro bất ngờ có thể nhanh chóng ổn định cuộc sống và hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngày 16/9/2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 103/2008/ NĐ-CP về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới; ngày 20/12/2013, Chính phủ ban hành Nghị định 214/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 103/2008/NĐ-CP.
Thực tiễn thực hiện Nghị định nêu trên cho thấy chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới là chính sách đúng đắn của Nhà nước mang ý nghĩa nhân đạo và nhân văn sâu sắc. Theo số liệu của Cơ quan quản lý Nhà nước, trong 10 năm thực hiện chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, các doanh nghiệp bảo hiểm đã giải quyết bồi thường 593.658 vụ tai nạn giao thông, có 70.421 người chết; tổng số tiền bồi thường giai đoạn 2008 đến 2017 khoảng 5.300 tỷ đồng (chưa kể dự phòng gần 2.000 tỷ đồng), trong đó: bồi thường về người khoảng 2.950 tỷ đồng, về tài sản khoảng 2.350 tỷ đồng. Tuy nhiên kết quả triển khai thời gian qua cho thấy trong khi việc thực hiện chế độ bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe ô tô được thực hiện khá tốt (ước khoảng 90% số xe ô tô đang lưu thông tham gia bảo hiểm) những mới chỉ có 40% chủ xe máy tham gia bảo hiểm.
Để tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý đầy đủ, minh bạch và thống nhất về chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, tạo điều kiện cho các chủ xe tham gia giao thông trên lãnh thổ Việt Nam, các doanh nghiệp bảo hiểm triển khai thực hiện, các Bộ ban ngành liên quan và các cấp chính quyền địa phương trong việc tổ chức chỉ đạo, giám sát và kiểm tra thực hiện, hỗ trợ kịp thời nạn nhân trong các vụ tai nạn giao thông, ngày 15/01/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 03/2021/NĐ-CP về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, Nghị định có hiệu lực từ ngày 01/3/2021.
Nghị định số 03/2021/NĐ-CP được Chính phủ ban hành trên cơ sở kế thừa phát triển các quy định còn phù hợp với thực tiễn của Nghị định số 103/2008/NĐ-CP và Nghị định
214/2013/NĐ-CP đồng thời sửa đổi bổ sung một số quy định nhằm tăng cường hiệu quả của chính sách; đảm bảo sự phù hợp, đồng bộ của chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới với hệ thống pháp luật về giao thông đường bộ và pháp luật có liên quan; đơn giản hóa thủ tục hành chính để tạo điều kiện thuận lợi cho các bên liên quan bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới; đảm bảo tuân thủ các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Ngày 15/01/20121, Bộ Tài chính cũng đã ban hành Thông tư số 04/2021/TT-BTC quy định một số điều chi tiết của Nghị định số 03/2021/NĐ-CP.
Một số quy định mới cần được chú ý nêu trong Nghị định số 03/2021/NĐ-CP và Thông tư 04/2021/TT-BTC như sau
Cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử
Tại Khoản 4, Điều 6 Nghị định 03/2021/NĐ-CP quy định: “Trường hợp cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử, doanh nghiệp bảo hiểm phải tuân thủ các quy định của Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn thi hành; Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử phải tuân thủ đầy đủ các quy định hiện hành và phản ánh đầy đủ các nội dung quy định tại khoản 3 Điều này”. Như vậy, bên cạnh với việc giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc TNDS chủ xe cơ giới bản cứng (giấy), Nghị định 03/2021/NĐ-CP tạo cơ sở pháp lý cho các doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) cung cấp và các cá nhân, tổ chức có thể sử dụng thêm hình thức giấy chứng nhận (GCN) điện tử bảo hiểm hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới trong lưu thông.
Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử có thể tra cứu trên Cổng thông tin điện tử của doanh nghiệp. Ví dụ như cổng thông tin điện tử của Bảo hiểm Bảo Việt tại địa chỉ:www.baoviet. com.vn/insurance/baohiemtnds; cổng thông tin điện tử của Bảo hiểm Viễn Đông có địa chỉ: tracuulian.vass.com.vn Khách hàng có thể dùng mã Qrcode để quét tra cứu trực tiếp thông tin về hiệu lực bảo hiểm hoặc đưa đến cổng thông tin điện tử để tra cứu bảo hiểm trách nhiệm dân sự của doanh nghiệp bảo hiểm. Các bước được tra cứu hướng dẫn cụ thể như sau:
• Dùng công cụ chụp ảnh của iphone, các phần mềm quét Qrcode cho điện thoại iphone hoặc android, tính năng quét qrcode trên Zalo để quét tra cứu thông tin.
• Hoặc nhập địa chỉ cổng thông tin điện tử để tra cứu BH TNDS vào các trình duyệt web trên điện thoại như: safari, chrome, firefox để tra cứu.
• Nhập địa chỉ cổng thông tin điện tử để tra cứu BH TNDS vào các trình duyệt web trên điện điện thoại như: safari, chrome, firefox để tra cứu.
Tăng cường tính minh bạch và đơn giản hóa hồ sơ bồi thường bảo hiểm
Tại điều 12 quy định về Giám định thiệt hại và điều 14 quy định về Bồi thường bảo hiểm của Nghị định 03/2021/NĐ- CP, theo đó, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chi trả cho đối tượng được bồi thường bảo hiểm, trong trường hợp các vụ tai nạn không xảy ra tử vong, doanh nghiệp bảo hiểm được chủ động, có trách nhiệm phối hợp với người được bảo hiẻm và các bên liên quan thực hiện việc giám định tổn thất để xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất trên cơ sở thống nhất giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm, đồng thời thu thập 1 bộ hồ sơ bồi thường bảo hiểm và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ bồi thường bảo hiểm; trường hợp vụ tai nạn gây tử vong đối với bên thứ ba và hành khách, hồ sơ bồi thường phải bổ sung bản sao các tài liệu liên quan của cơ quan Công an do doanh nghiệp bảo hiểm thu thập.