HĐBH con người cần sửa đổi
Quy định liên quan đến các chủ thể tham gia quan hệ HĐBH
Liên quan đến chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng bảo hiểm (doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm và người thụ hưởng), ngoài quy định chi tiết về doanh nghiệp bảo hiểm, luật kinh doanh bảo hiểm hiện quy định khá chung chung và chưa thực sự phù hợp đối với các chủ thể còn lại, cụ thể là:
Về Bên mua bảo hiểm, Luật kinh doanh bảo hiểm hiện chưa có quy định cụ thể về trường hợp Bên mua bảo hiểm là tổ chức không có tư cách pháp nhân dẫn đến việc khó khăn cho các Doanh nghiệp bảo hiểm trong việc xác định và xác lập giao dịch với trường hợp Bên mua bảo hiểm là hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác.
Về Người được bảo hiểm, Điều 38 Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định
Theo TS. Nguyễn Hồng Hải, quy định này có 2 điểm bất cập: i) chưa bao quát được hết quy định của BLDS về cấp độ năng lực hành vi dân sự trong xác lập, thực hiện giao dịch – người chưa thành niên, người thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự (bệnh tâm thần chỉ là một trong các căn cứ để Tòa án tuyên bố một cá nhân mất năng lực hành vi dân sự), hạn chế năng lực hành vi dân sự và khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; ii) chưa ghi nhận việc giao kết hợp đồng bảo hiểm con người cho trường hợp rủi ro được bảo hiểm là Người được bảo hiểm chết thông qua người đại diện hợp pháp của người mất năng lực hành vi
dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự và khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi dân sự.
Về người thụ hưởng, hiện tại Luật kinh doanh bảo hiểm chỉ quy định
- Khoản 9 Điều 3 và “mọi trường hợp thay đổi người thụ hưởng phải có sự đồng ý bằng văn bản của Bên mua bảo hiểm” - Khoản 1 Điều 38. Với các quy định này cho thấy: i) Quy định tại Khoản 9 Điều 3 quá rộng khi để Bên mua bảo hiểm toàn quyền chỉ định người thụ hưởng bất kỳ mà không có giới hạn về mối liên quan giữa Người thụ hưởng và Người được bảo hiểm giống như thông lệ quốc tế và pháp luật bảo hiểm nhiều nước; ii) Quy định tại Khoản 1 Điều 38 đang khác với Điều 417 Bộ luật dân sự - “khi người thứ ba đã đồng ý hưởng lợi ích thì dù hợp đồng chưa được thực hiện, các giao kết hợp đồng cũng không được sửa đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng, trừ trường hợp được người thứ ba đồng ý”.
Quyền lợi có thể được bảo hiểm là một trong những nguyên tắc cơ bản của hoạt động bảo hiểm thương mại đã được pháp điển hóa trong pháp luật bảo hiểm của hầu hết các nước trên thế giới. Quy định nguyên tắc này là để ngăn chặn trục lợi bảo hiểm từ phía Bên mua bảo hiểm hay Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Luật kinh doanh bảo hiểm Việt Nam hiện không đưa ra định nghĩa hay khái niệm về quyền lợi có thể được bảo hiểm giống như luật bảo hiểm các nước mà chỉ liệt kê các yếu tố tạo nên nó tại Khoản 9 Điều 3 như sau: “uyền lợi có thể được bảo hiểm là quyền sở hữu, quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền tài sản; quyền nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng đối với đối tượng được bảo hiểm”. Trong HĐBH con người, quyền lợi Không được giao kết hợp đồng bảo hiểm con người
cho trường hợp chết của những người sau đây: người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó bằng văn bản; người đang mắc bệnh tâm thần
Người thụ hưởng là tổ chức, cá nhân được bên mua bảo hiểm chỉ định để nhận tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm con người
1.1
Quy định về quyền lợi có thể được bảo hiểm
có thể được bảo hiểm được quy định hạn chế hơn tại Khoản 2 Điều 31. Vì vậy, để phù hợp với thực tiễn cũng như thông lệ quốc tế, đáp ứng nhu cầu tham gia bảo hiểm của người dân, quy định về quyền lợi có thể được bảo hiểm cần được sửa đổi, bổ sung theo hướng ngoài các đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 31, Bên mua bảo hiểm có thể là chủ doanh nghiệp mua cho người lao động hay người vay tiền, người gửi tiền tại các tổ chức tín dụng, các đối tượng là thành viên của tổ chức, hoặc cũng nên cho phép việc mua bảo hiểm cho người khác vì mục đích nhân đạo (tặng cho bảo hiểm, mua bảo hiểm cho trẻ em nghèo, mồ côi hay mua bảo hiểm cho người nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt).
Về nghĩa vụ cung cấp thông tin của Bên mua bảo hiểm, Luật kinh doanh bảo hiểm hiện chỉ quy định chung chung tại Điểm b Khoản 2 Điều 18 là “kê khai đầy đủ, trung thực mọi chi tiết có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm”. Quy định này gây lúng túng trong việc hiểu thế nào là mọi chi tiết có liên quan đến HĐBH. Trong khi đó, luật bảo hiểm của nước ngoài lại quy định rõ, ví dụ như Luật bảo hiểm Singapore quy định về giới hạn của nghĩa vụ cung cấp thông tin là những sự thật trọng yếu có ảnh hưởng đến hiệu lực của HĐBH.
Hiện tại Luật kinh doanh bảo hiểm chưa có sự phân biệt trong việc áp dụng Điểm a Khoản 2 Điều 19 (Đơn phương đình chỉ hợp đồng và thu phí đến thời điểm đình chỉ) và Điểm d Khoản 1 Điều 22 (Hợp đồng vô hiệu do lừa dối) nên dẫn đến cách hiểu và giải quyết khác nhau đối với cùng trường hợp Bên mua bảo hiểm cố ý cung cấp thông tin không trung thực khi giao kết hợp đồng bảo hiểm. Để tháo gỡ vướng mắc này, ngày 13/9/2019, Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành công văn 212/TANDTC-PC trong đó có nội dung giải đáp về việc khi thụ lý giải quyết tranh chấp bảo hiểm do có hành vi lừa dối, Tòa án cần lưu ý trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm áp dụng Điểm a Khoản 2 Điều 19 thì Tòa án cần căn cứ tài liệu, chứng cứ, quá trình tranh tụng (trong đó chú ý thỏa thuận của các bên tại hợp đồng bảo hiểm) để xác định doanh nghiệp bảo hiểm đơn phương đình chỉ hợp đồng là đúng thì không tuyên hợp đồng vô hiệu mà tuyên đình chỉ hợp đồng theo Điểm a Khoản 2 Điều 19.
Để bảo vệ sự lành mạnh của thị trường bảo hiểm, sự công bằng đối với bên mua bảo hiểm, trong lần sửa đổi Luật kinh doanh bảo hiểm lần này, nên cân nhắc sửa đổi theo hướng bỏ quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 22 đồng thời bổ sung quy định về hậu quả pháp lý của việc đình chỉ hợp đồng.
Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm là một điều khoản đặc biệt của HĐBH. Việc quy định về trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm hiện nay của Luật kinh doanh bảo hiểm
còn nhiều bất cập đặc biệt là đối với loại hình bảo hiểm con người còn rất hạn hẹp, chẳng hạn: i) không đề cập đến các trường hợp thay đổi thời tiết gây thiệt hại tính chất thảm họa như sóng thần, động đất, núi lửa, bão, lũ lụt; chiến tranh, nội chiến, nổi loạn và các hiện tượng khách quan khác có tính chất thảm họa; ii) chỉ quy định loại trừ đối với hành vi cố ý vi phạm pháp luật của bên mua bảo hiểm mà không phải là người được bảo hiểm. Vì vậy, cần quy định thống nhất, cụ thể và hợp lý hơn.
Đối với trường hợp kê khai nhầm tuổi, Khoản 2 Điều 34 Luật kinh doanh bảo hiểm quy định “Trong trường hợp bên mua bảo hiểm thông báo sai tuổi của người được bảo hiểm nhưng tuổi đúng của người được bảo hiểm không thuộc nhóm tuổi có thể được bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm và hoàn trả số phí bảo hiểm đã đóng cho bên mua bảo hiểm sau khi trừ đi các chi phí hợp lý có liên quan. Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm đã có hiệu lực từ 02 năm trở lên thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho bên mua bảo hiểm giá trị hoàn lại của hợp đồng”. Quy định này chưa đầy đủ, rõ ràng và không phù hợp với Bộ luật dân sự ở chỗ: i) Khoản 2 Điều 34 đưa ra chế tài là “hủy bỏ hợp đồng” nhưng lại áp dụng hai hậu quả pháp lý hoàn toàn khác nhau và không đúng bản chất của hủy bỏ hợp đồng được quy định tại Bộ luật dân sự; ii) Không phải hợp đồng bảo hiểm con người nào cũng có giá trị hoàn lại khi hợp đồng có hiệu lực 02 năm trở lên.
Quy định về chuyển nhượng HĐBH hiện hành (Điều 26) còn chung chung và chưa thể hiện được việc chuyển nhượng có phải đảm bảo các yêu cầu về quan hệ giữa Người nhận chuyển nhượng (Bên mua bảo hiểm mới) với Người được bảo hiểm hay không và Bên mua bảo hiểm mới sẽ phải kế thừa quyền hạn và trách nhiệm như thế nào đối với việc cung cấp thông tin và chấp hành hợp đồng của Bên mua bảo hiểm cũ. Theo chúng tôi, trong lần sửa đổi Luật kinh doanh bảo hiểm này cần quy định rõ điều kiện của việc chuyển nhượng, thủ tục chuyển nhượng, quyền hạn và trách nhiệm của các bên trong quan hệ chuyển nhượng và hậu quả pháp lý của việc chuyển nhượng HĐBH trong đó có HĐBH con người.
Những quy định bất cập về HĐBH con người cần sửa đổi HĐBH con người cần sửa đổi
Quy định về quyền lợi có thể được bảo hiểm
Quy định về loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
Quy định về loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
Quy định về chuyển nhượng HĐBH
Bảo hiểm tạm thời
1.3
1.4
1.5
1.6
2.1
Mặc dù chưa được quy định trong Luật kinh doanh bảo hiểm song “bảo hiểm tạm thời” đều được các Công ty bảo hiểm áp dụng cho Người được bảo hiểm sau khi Bên mua bảo hiểm hoàn tất việc kê khai hồ sơ yêu cầu bảo hiểm và đóng
NGHIÊN CỨU TRAO ÐỔI TRAO ÐỔI
khoản phí bảo hiểm lần đầu tiên theo mức phí chuẩn. Đây cũng là thông lệ quốc tế. Bảo hiểm tạm thời có hiệu lực trong suốt khoảng thời gian Công ty bảo hiểm thẩm định hồ sơ yêu cầu bảo hiểm để ra quyết định đồng ý hay từ chối chấp nhận bảo hiểm. Trong khoảng thời gian này, Người được bảo hiểm chưa được bảo hiểm theo quy tắc, điều khoản của các sản phẩm bảo hiểm mà Bên mua bảo hiểm yêu cầu tham gia nhưng Công ty bảo hiểm vẫn chi trả quyền lợi “bảo hiểm tạm thời” nếu Người được bảo hiểm gặp rủi ro tử vong do tai nạn. Quyền lợi “bảo hiểm tạm thời” được các nước quy định khá đa dạng, riêng ở Việt Nam hiện nay thường được ấn định bằng một số tiền cụ thể (ví dụ: 100 triệu hoặc 200 triệu đồng), không phụ thuộc vào số tiền bảo hiểm mà Bên mua bảo hiểm yêu cầu được bảo hiểm và “Bảo hiểm tạm thời” sẽ chấm dứt khi Hợp đồng bảo hiểm được phát hành hoặc bị Công ty bảo hiểm từ chối phát hành, hoặc khi Bên mua bảo hiểm yêu cầu hủy bỏ hồ sơ yêu cầu bảo hiểm.
Thời gian cân nhắc
2.2
Thời gian chờ / Thời gian loại trừ
2.3
Bổ sung các quy định quan trọng khác
2.4
Thời gian cân nhắc là khoảng thời gian xác định, thông lệ hiện nay là 21 ngày kể từ ngày Bên mua bảo hiểm nhận được Hợp đồng bảo hiểm do Công ty bảo hiểm phát hành, mà trong thời gian đó Bên mua bảo hiểm được toàn quyền đọc, kiểm tra lại bộ hợp đồng bảo hiểm, yêu cầu Công ty bảo hiểm chỉnh sửa thông tin chưa chính xác, cập nhật thêm thông tin và quyết định có tiếp tục tham gia bảo hiểm không sau khi hợp đồng bảo hiểm đã được phát hành. Theo đó, nếu không tiếp tục tham gia bảo hiểm, Bên mua bảo hiểm được quyền hủy hợp đồng bảo hiểm và nhận lại khoản phí bảo hiểm đầu tiên đã đóng sau khi Công ty bảo hiểm khấu trừ chi phí khám sức khỏe, chi phí đánh giá rủi ro và thẩm định hồ sơ yêu cầu bảo hiểm (nếu có).
Thời gian cân nhắc không được đề cập đến trong Luật Kinh doanh bảo hiểm hiện hành song đều được các Công ty bảo
hiểm đưa vào hợp đồng bảo hiểm nhân thọ như là một thông lệ của ngành bảo hiểm nhân thọ vì tính chất hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là hợp đồng theo mẫu, thời gian cân nhắc giúp Bên mua bảo hiểm có thời gian đọc và kiểm tra lại toàn bộ nội dung của hợp đồng bảo hiểm.
Khái niệm “Thời gian chờ” hay “Thời gian loại trừ” không được đề cập trong Luật Kinh doanh bảo hiểm hiện hành nhưng đây là khái niệm đặc thù được áp dụng đối với một số sản phẩm bảo hiểm theo đó, thời gian chờ là một khoảng thời gian được ấn định mà nếu sự kiện bảo hiểm xảy ra hoặc không xảy ra trong thời gian chờ đó, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ từ chối chi trả quyền lợi bảo hiểm, hay nói cách khác, đây là một dạng của loại trừ bảo hiểm. Một trong những mục đích của việc áp dụng thời gian chờ là nhằm ngăn ngừa khả năng lạm dụng, trục lợi bảo hiểm, đảm bảo công bằng giữa các khách hàng và mức phí bảo hiểm hợp lý.
Trên thực tiễn, thời gian chờ thường được quy định trong khoảng từ 30 ngày đến 90 ngày kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực hoặc ngày khôi phục hiệu lực hợp đồng bảo hiểm. Cũng có một số trường hợp thời gian chờ được tính từ ngày xảy ra sự cố/tai nạn cho đến ngày sự kiện được bảo hiểm xảy ra với người được bảo hiểm.
Bên cạnh những vấn đề trên, quy định về khôi phục hiệu lực HĐBH, giá trị hoàn lại, chi phí hợp lý, phí bảo hiểm chưa sử dụng, trách nhiệm bảo hiểm trong thời gian gia hạn đóng phí… là những nội dung quan trọng cũng cần được nghiên cứu và bổ sung trong Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi sắp tới.
Tài liệu tham khảo
1.Đề xuất chính sách hoàn thiện quy định pháp luật về hợp đồng bảo hiểm, Cục Quản lý, Giám sát bảo hiểm;
2.“Một số vấn đề cần xem xét trong sửa đổi quy định về hợp đồng bảo hiểm để đảm bảo thống nhất với quy định của Bộ luật dân sự năm 2015” của tác giả Nguyễn Hồng Hải, Phó Vụ trưởng Vụ pháp luật dân sự - kinh tế, Bộ Tư pháp;