Khái quát chung về chuẩn mực kiểm toán

Một phần của tài liệu CHƯƠNG 2 các KHÁI NIỆM cơ bản sử DỤNG TRONG KIỂM TOÁN KIỂM TOÁN căn bản (Trang 36)

- Cơ cấu tổ chức: Việc thiết lập một cơ cấu tổ chức thích hợp gồm việc xem xét,

2.8.1 Khái quát chung về chuẩn mực kiểm toán

Chuẩn mực chính là những nguyên tắc hay tiêu chuẩn tối thiểu để các thành viên tuân theo và làm cơ sở để đánh giá chất lượng công việc

Chuẩn mực kiểm toán là những quy phạm pháp lý, là thước đo chung về chất lượng công việc kiểm toán và cơ sở điều tiết hành vi của kiểm toán viên và các bên hữu quan theo hướng đạo và mục tiêu xác định

Hình thức cơ bản của chuẩn mực kiểm toán là: luật kiểm toán và hệ thống chuẩn mực kiểm toán cụ thể.

Luật kiểm toán do Quốc hội thông qua và ban hành, là hình thức pháp lý cao nhất điều tiết hành vi của kiểm toán viên và các bên liên quan. Trong hệ thống Kiểm toán Nhà nước tại Việt Nam, Quốc hội đã ban hành Luật kiểm toán Nhà nước số 37/2005/QH11 ban hành ngày 14/06/2005 có hiệu lực từ ngày 01/01/2006, sau đó đã được sửa đổi, bổ sung và thay thế bời Luật kiểm toán Nhà nước số 81/2015/QH13 ban hành ngày 24/06/2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2016. Trong hệ thống kiểm toán độc lập Quốc hội đã ban hành Luật kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12 ngày 29/03/2011 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2012.

Hình thức phổ biến của chuẩn mực kiểm toán là hệ thống chuẩn mực cụ thể. Các hệ thống chuẩn mực được ban hành phù hợp với tính đa dạng của hoạt động kiểm toán và bộ máy kiểm toán, điều tiết cho từng bộ máy kiểm toán.

Tài liệu này sẽ trình bày chi tiết về hệ thống chuẩn mực kiểm toán độc lập (Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam)

Một phần của tài liệu CHƯƠNG 2 các KHÁI NIỆM cơ bản sử DỤNG TRONG KIỂM TOÁN KIỂM TOÁN căn bản (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)