VI. HẠO NHIÊN PHÁP THIÊN hữu: DIỆT TƯỚNG Phật,
9. Thâu các Đạo hữu hình làm một.
C.6: Nơi cõi Tây phương Cực Lạc, Ðức Phật Di-Lạc xua đuổi và trừ khử ma quỉ không cho lộng hành.
cho lộng hành.
Câu 7-8: Giáng linh Hộ Pháp Di-Ðà,
Giáng linh: Chơn linh giáng xuống trần. Giáng là đi xuống. Thường thì các Ðấng Thiêng liêng chiết chơn linh giáng sanh xuống cõi trần, như Đấng Christ giáng linh cho Đức Jesus.
Hộ Pháp Di-Ðà: Ðức Phật Hộ Pháp.
Cây Ma Xử: Nói đầy đủ là Cây Giáng Ma Xử. Giáng là hàng phục, Ma là loài Ma quỉ, Xử là cái chày. Giáng Ma Xử là cái chày để làm quỉ ma hàng phục. Giáng Ma Xử là bửu pháp của Ðức Hộ Pháp, trị tà ma, không cho chúng lộng hành.
C.7-8:Ðức Phật Di-Lạc giáng chơn linh vào Đức Hộ Pháp, dùng bửu pháp Giáng Ma Xử chuyển động để xua đuổi các loài tà ma yêu quái.
Câu 9-10: Thâu các đạo hữu hình làm một, Trường thi Tiên Phật duợt kiếp khiên.
Các đạo hữu hình: Các tôn giáo hiện có nơi cõi trần.
Các đạo hữu hình gồm 5 nền tôn giáo lớn trên thế giới. Các nền tôn giáo nầy do nhiều Ðấng Giáo chủ mở ra ở các nước khác nhau, với phong tục tạp quán khác nhau, nên xảy ra nhiều sự va chạm và chia rẽ, cho đạo mình là chánh, đạo khác là tà, gây ra nhiều cuộc chiến tranh rất thảm khốc dưới danh nghĩa Thánh chiến. Ngày nay, Ðức Di-Lạc nhận lãnh mạng lịnh của Ðức Chí Tôn, nên có đủ quyền pháp tóm thâu các nền tôn giáo nói trên vào một mối duy nhất, do chính Ngài làm Giáo chủ, tạo thành một nền Ðại Ðạo, để thống nhứt tín ngưỡng của nhơn sanh, lập ra thời kỳ Thánh đức, trong một xã hội Ðại đồng.
C.9-10:Ðức Di-Lạc Vương Phật tổng hợp các nền tôn giáo lớn hiện nay vào một mối duy nhất, lập thành nền Ðại Ðạo. Ðức Chí Tôn lập ra một Trường thi Công quả tuyển phong Tiên vị và Phật vị, giao cho Ðức Di-Lạc làm Chánh chủ khảo, duyệt xét tội tình của nhơn sanh để chấm thi đậu rớt.
Câu 11-12: Tạo đời cải dữ ra hiền,
Bảo sanh nắm giữ diệu huyền Chí Tôn.
C.11-12:Tạo lập đời Thượng nguơn Thánh đức bằng cách giáo hóa người dữ thành người hiền, gìn giữ sự sống cho chúng sanh, nắm giữ quyền pháp huyền diệu của Ðức Chí Tôn.
Đến bao giờ Đức Christ hay Đức Di Lặc sẽ giáng lâm?
Thời kỳ khởi đầu của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, Đức Phật Di-Lặc chưa giáng sanh xuống cõi trần, Ngài còn ở Cung Trời Đâu Suất. Tại Tòa Thánh Tây Ninh, trên nóc của Phi Tưởng Đài
có tượng Đức Phật Di Lặc ngồi tòa sen đặt trên lưng một con cọp vàng ( cọp tượng trưng năm Bính Dần - 1926 - là năm Khai Đạo )
Sau đây là bài giảng của Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc luận giải về chữ Tu và có nhắc đến sự giáng lâm của Đức Di Lạc:
“ Trên công việc nhựt nhựt thường hành, nó thuộc về Thể pháp. Dầu cho ta có cúng lạy cho đến nỗi dập đầu bể trán mà không phụng sự cho Vạn Linh thì cũng không lợi ích chi cho Trời Phật. Cái lợi ích hơn hết là một đám con lầm lạc của Trời nó đang tâm tàn sát lẫn nhau mà ra tay cứu vãn được mới là ân nhân của xã hội. Khi ra trước Tòa Phán Xét Đại Hội Long Hoa, ta mới có đủ điều kiện để binh vực lập trường mình; bằng chẳng vậy thì cái danh từ Tôn giáo của chúng ta đố với xã hội nó không có cái ý nghĩa…
Nói trắng ra, toàn cầu sắp khởi trận cuồng phong dữ dội, nó sẽ lôi cuốn nhơn loại ra giữa dòng khổ hải, chẳng riêng dân tộc nào mà nước Việt Nam ta cũng đồng chung số phận. Dầu cho Đức Di Lặc có ra đời đi nữa, không phải một mình Ngài vớt cả chúng sanh được, mà phải cần có cả môn đồ của Ngài giúp Ngài. Bởi Ngài là một vị Tài công, còn các môn đồ của Ngài cũng như những thủy thủ mới có thể đưa nhơn loại qua khỏi bến bờ. Nếu chúng ta không có cái Đại Chí để hiệp cùng Ngài thì cũng phải bị đấm chìm như bao kẻ khác… Mặc dù ta không dám bì với các nhà tiên tri buổi trước, chớ ta cũng nhận định được ngày tận thế hầu gần. Giữa lúc thanh, trược bất phân, dầu cho có Chúa Cứu Thế ra đời mà Ngài không ẩn danh thì cũng bị quân nghịch bắt đóng đinh trên cây Thánh giá; nên Đức Di Lặc phải mai danh trong màn bí mật, xét ra thời kỳ nào cũng thế chứ không có chi là lạ.
Vậy các bậc đạo đức chơn tu, ai là người có đủ đức tin sửa mình cho nên Chí Thánh để đợi đón Ngài đăng mà kết thúc Long Hoa Đại Hội.”
( Thuyết đạo ngày rằm tháng 10 Mậu Dần- 1938 )
Trong Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, người tín đồ vẫn phân vân về vai trò của Đức Di Lạc và Đức Hộ Pháp. Thuyết minh về Đức Di Lạc có các khoản đã được Ban kiểm duyệt của Hội Thánh cho in thành sách như sau:
Về vai trò của Đức Di Lặc:
1. Đức Phật A Di Đà đã giao cho Đức Di Lạc quyền Chưởng quản Cực Lạc Thế giới, thay mặt Lôi Âm Tự hiệp cùng Bạch Ngọc Kinh lập Tân Pháp cho Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.,
2. Đức Di Lạc đang ngự nơi Hỗn Ngươn Thiên, thuộc từng Trời thứ 11, nắm Pháp điều hành Càn Khôn thế giới
3. Đức Phạm Hộ Pháp nói rõ: ngày nào nhơn sanh tiến bước, Bần đạo chỉ nói một người mà thôi, đạt đến Phật vị thì Hội Long Hoa mới mở; mà Hội Long Hoa chưa mở thì Đức Di Lặc chưa có đến. Nghe cho rõ rồi nhớ.
4. Đức Chí Tôn lập Đạo kỳ này để lập vị cho Đức Di Lạc cầm quyền Chưởng Giáo Đại Hội Long Hoa kỳ ba ( Bạch Dương Đại hội )
Về vai trò của Hộ Pháp:
1. Trong các nghi thức thờ phượng tại các ngôi chùa Phật giáo thường có đặt tượng của vị Phật Hộ Pháp ngay cửa chánh bước vào nội điện. Đạo Cao Đài chủ trương qui Tam Giáo ( Phật, Lão, Khổng ) nên cũng dùng nghi thức cũ của Tam Giáo sửa đổi đôi chút cho phù hợp với triết lý của Tam Kỳ Phổ Độ. Đức Chí Tôn có dạy về tượng Phật Đức Hộ Pháp như sau, trong đàn cơ ngày 18-9 năm Bính Dần tại chùa Phước Linh Tự Sài Gòn.
"…Còn như Hộ Pháp đã xuống trần rồi còn thờ chi nữa nên các con nên lập ra ba bài vị đề :
_ Hộ Pháp.
_ Thượng Phẩm bên hữu. _ Thượng Sanh bên tả".
Như thế, Hộ Pháp Di Đà, Ngự Mã Quân của Đức Chí Tôn, đã vâng lịnh Đức Chí Tôn xuống thế lập Đạo
2.Vị Hộ Pháp trong Đạo Cao Đài là Ngài Phạm Công Tắc, người thủ vai đồng tử thông công quan trọng bậc nhất trong số đồng tử được Đức Chí Tôn sử dụng từ những ngày đầu của lịch sử Đạo. Nghi lễ Thiên phong dành cho Ngài là một cuộc hành pháp huyền linh. Đức Chí Tôn trục chơn thần Phạm Công Tắc ra khỏi thân xác để chơn linh Hộ Pháp giáng ngự và Ngài Phạm Công Tắc trở thành Hộ Pháp. Đây là trường hợp giáng linh ngự thể, nó có ý nghĩa như một cuộc lễ điểm Đạo, đã diễn ra vào tháng 4-1926 tại tư gia của Đức Quyền Giáo Tông Lê Văn Trung ở Sài Gòn. Ngôi nhà nầy được sử dụng như một Thánh Thất tạm, là một trong những địa điểm mà các vị tiền bối thường hay tụ họp lại để cầu cơ.
Như vậy, Hộ Pháp Di Đà xuống trần bằng Ngươn Linh, mượn xác của ngài Phạm Công Tắc (không có ngày Thiên phong phẩm vị Hộ Pháp).
3.Đức Hộ Pháp chưởng quản Hiệp Thiên Đài, là hình trạng của Cung Hiệp Thiên Hành Hóa, nơi làm việc của Tam Trấn Oai Nghiêm nơi cõi Thiêng liêng.
4.Giảng về Tông đường, Đức Phạm Hộ Pháp nói: Tông đường Thiêng liêng thường ở tại Ngọc Hư Cung. Cao trọng hơn hết là tông đường của Quan Âm Bồ tát, tức Từ Hàng Bồ tát. Tông đường thứ hai của Đức Địa Tạng Vương Bồ tát. Tông đường thứ ba của Đức Di Lạc Vương Phật. Đó là 3 Tông đường cao trọng hơn hết…Bần đạo không dấu, chính Hộ Phápcũng có Tông đường khá lắm, có kém chăng là kém hơn 3 Tông đường vĩ đại trên mà thôi.
5. Đôi liễn nơi cổng Hộ Pháp Đường khi xưa, khởi đầu bằng hai chữ HỘ PHÁP:
◘護執天機管率乾坤安世界
◘ 法權處定和平天下總寰球
■ HỘ chấp Thiên cơ quản suất Càn Khôn an thế giới,
■ PHÁP quyền xử định hòa bình thiên hạ tổng hoàn cầu.
Nghĩa là: ■ Che chở và gìn giữ Thiên cơ, cai quản CKVT, làm cho thế giới an ổn,
■ Quyền hành chưởng quản pháp luật, phán đoán sắp đặt hòa bình cho nhơn loại khắp hoàn cầu
6. Về nguyên căn của Đức Phạm Công Tắc, các Đấng giảng như sau:
■ Ngày 15-8-Bính Thân (dl 19-9-1956), tại Báo Ân đường Kim Biên, Đức Thanh Sơn Đạo Sĩ (Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, Động chủ Bạch Vân Động nơi cõi thiêng liêng) giáng cơ cho biết: (Đức Thanh Sơn tự xưng là Bần tăng, gọi Đức Phạm Hộ Pháp là Thiên Tôn)
" Phải, thì trước đầu kiếp vào nhà họ Vi (Vi Hộ), còn nay vào nhà họ Phạm. Điều đó có chi khó hiểu mà phỏng đoán. Tiên tri của Bần tăng đã nhiều và chỉ rõ Việt Nam xuất Thánh thì đã hẳn rồi, còn cho không rõ rệt. Hơn nữa lại còn một điều trọng hệ hơn là Di- Lạc giáng linh thì Thiên Tôn đã thấy rằng tiên tri vốn không sai sót đủ điều."
■ Ngày 15-3-Bính Dần, Đức Chí Tôn phong Ngài Phạm Công Tắc là: Hộ giá Tiên Đồng Tá cơ Đạo Sĩ. (có chữ Hộ giá, nghĩa là hộ vệ Đức Chí Tôn khi xuất hành).
■ Đức Lý Giáo Tông thố lộ nguyên căn của Đức Phạm Hộ Pháp và quyền năng của Ngài trong bài thi khoán thủ:
1. Hộ giá Chí Tôn trước đến giờ,
3. Chưởng quyền Cực Lạc phân ngôi vị, 4. Quản suất Càn khôn định cõi bờ. 5. Nhị kiếp Tây Âu cầm máy Tạo, 6. Hữu duyên Đông Á nắm Thiên thơ.
7. Hình hài Thánh Thể chừ nên tướng, 8. Đài trọng hồng ân gắng cậy nhờ.
(Khoán thủ: Hộ Pháp Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài)
Chú thích
Câu 1: cho biết Đức Ngài là Ngự Mã Thiên Quân hộ giá Đức Chí Tôn từ trước đến nay.
Câu 2: cho biết Đức Ngài nắm về Pháp, xoay chuyển cơ Trời theo Thiên thơ đã định.
Câu 3: Đức Ngài nắm quyền phân định ngôi vị nơi cõi Cực Lạc Thế Giới. (Chính Đức Ngài được Đức Chí Tôn sai đi mở cửa CLTG bằng bửu pháp Giáng Ma Xử cho các chơn linh đạo đức nhập vào CLTG).
Câu 4: Đức Ngài sẽ thay mặt Đức Chí Tôn cầm quyền cai trị Càn Khôn Thế Giới. Câu này kết hợp với Hai câu 7-8 trong bài Kinh Đại Tường cho chúng ta biết rằng: Ðức Phật Di-Lặc giáng chơn linh vào Đức Hộ Pháp.
Câu 5: cho biết tiền kiếp của Ngài Phạm Công Tắc, giáng sanh xuống trần lần thứ nhì là Đức Chúa Jésus, mở Đạo Thiên Chúa ở Do Thái rồi truyền qua Âu Châu, cứu độ các sắc dân Âu Châu.
Câu 6: Kiếp nầy Ngài giáng sanh xuống nước Việt Nam làm Hộ Pháp của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, nắm giữ Thiên Thơ.
Câu 7: Nhờ Ngài mà hình thể của Đức Chí Tôn tại thế (tức là Hội Thánh Cửu Trùng Đài ) được nên hình tướng.
Câu 8: Phẩm vị của Ngài rất cao trọng, nhơn sanh gắng cậy nhờ ân huệ lớn lao của Ngài.
Chúng ta với trí não phàm phu thô thiển, không thể hiểu rõ huyền diệu của Đức Chí Tôn và các Đấng Thiêng liêng, chỉ biết tìm tòi học hỏi chứ không dám kết luận.
Trong Chí Tôn Ca, cuốn IV có viết về sự giáng lâm của Ngài như sau:
“Bất cứ khi nào luật pháp suy đồi, và tình trạng vô luật lệ nổi lên trong mọi phương diện, lúc đó TA tự biểu lộ.
Để cứu rỗi sự ngay chánh và xóa tan những gì tà vạy, để thiết lập định luật một cách vững vàng, TA giáng lâm hết thời đại này đến thời đại khác.”