TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM (149 1 1586)

Một phần của tài liệu HOILONGHOA (Trang 40 - 41)

VII. NHỮNG VÒNG TÁI SANH

11. TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM (149 1 1586)

A. TIỂU SỬ

Người được dân Việt Nam truyền tụng và suy tôn “Nhà tiên tri” số một của nước ta là Trạng Trình, vì ông đã cho ra đời hàng loạt những lời tiên tri cho hậu thế mà người đời gọi là “Sấm Trạng Trình”. Một điều khá lý thú là cách đây ngót 500 năm, ngay trang đầu của tập “Trình tiên sinh quốc ngữ” của Trạng

Trình có ghi: “Việt Nam khởi tổ xây nền”. Ông đã khẳng định nước ta tên là Việt

Nam. Một sự tiên đoán vô cùng chính xác.

Nguyễn Bỉnh Khiêm người làng Trình Tuyền (Trung Am) huyện Vĩnh Lại (nay là Vĩnh Bảo, Hải Phòng). Thân phụ ông là Thái bảo Nghiêm quận công Nguyễn Văn Định, thân mẫu là bà Nhữ Thị Thục, con gái quan Thượng thư Nhữ Văn Lan, là người giỏi văn thơ và am hiểu lý số. Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh năm Tân Hợi (1491) đời vua Lê Thánh Tông. Lớn lên được theo học cụ Bảng nhãn Lương Đắc Bằng ở làng Lạch Triều, huyện Hoằng Hoá (Thanh Hoá). Vì tình hình đất nước không ổn định nên mãi đến năm Giáp Ngọ (1534), khi 43 tuổi Nguyễn Bỉnh Khiêm mới đi thi, đỗ ngay giải Nguyên, năm sau đi thi Hội, lại đỗ Hội nguyên, đi thi Đình, đỗ ngay Trạng nguyên. Ông làm quan cho nhà Mạc được tám năm, đến đời Mạc Phúc Hải, thấy triều đình lắm kẻ gian thần, lộng quyền, đục khoét, ông dâng sớ chém mười tám lộng thần đều là những kẻ quyền quý cả. Vua Mạc không nghe. Ông trả lại mũ áo, cáo quan về mở trường dạy học. Ông dựng một cái am nhỏ bên hồ đặt tên là am Bạch Vân và lấy tên hiệu là Bạch Vân cư sĩ.

Dân gian truyền tụng nhiều về những câu nói có tính chiến lược của Trạng Trình đã giúp cho các vua chúa thời ông sống được vẹn toàn. Trạng Trình mất ngày 28.11.năm Ất Dậu, thọ 95 tuổi. Nhà vua truy tặng Nguyễn Bỉnh Khiêm tước Thái phó Trình Quốc Công. Cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, ngoài việc dùng thi ca

ngâm vịnh làm thú tiêu khiển, Cụ còn muốn dùng văn chương để giáo hóa người đời, truyền bá những tư tưởng đạo đức, giác ngộ dân chúng, vì trước mắt Cụ, hoàn cảnh đất nước thật điêu tàn, chiến tranh nồi da xáo thịt, chém giết nhau vì quyền

lợi riêng tư, không còn biết đạo đức nhơn nghĩa. Cụ đã thực hành chủ trương "Văn

dĩ tải Đạo" của Thánh Hiền.

Cụ Trạng Trình lưu truyền lại cho con cháu một quyển SẤM KÝ trường thiên, mà con cháu Cụ sau nầy chép vào cuốn Bạch Vân Gia Phả Bí Truyền Tập, gọi là SẤM TRẠNG TRÌNH.

CẢM ĐỀ

Thanh nhàn vô sự là Tiên,

Năm hồ phong nguyệt nổi thuyền buông chơi. Cơ Tạo Hóa, phép đổi dời,

Đầu non mây khói tỏa, Mặt nước cánh buồm trôi. Hươu Tần mặc kệ ai xua đuổi, Lầu Hán trăng lên ngẫm mệnh Trời.

Tuổi già thua kém bạn, Văn chương gởi lại đời. Dở hay nên tự lòng người cả, Nghiên bút soi hoa chép mấy lời.

Bí truyền cho con cháu, Dành hậu thế xem chơi.

Một phần của tài liệu HOILONGHOA (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)