Đức Di Lạc, tên Ngài có nghĩa là lòng bác ái hay từ bi, đảm nhiệm chức vụ Chưởng Giáo khi Đức Thích Ca thành Phật, và từ đó đến nay, Ngài đã giúp đỡ rất nhiều về phương diện phát triển tôn giáo. Một trong những công việc đầu tiên của Ngài khi vừa nhậm chức là thừa dịp thế gian còn đang được thấm nhuần luồng từ điển dồi dào mạnh mẽ do sự hiện diện của Đức Phật tỏa ra, Ngài bèn sắp đặt cho những bậc Giáo Chủ xuất hiện cùng một lúc ở nhiều vùng khác nhau trên địa cầu. Bởi đó, trong một khoảng thời gian ngắn, chúng ta thấy ngoài Đức Phật Thích Ca, còn có Đức Giáo Chủ Shankaracharya và Mahavira xuất hiện ở Ấn Độ, Đức Mithra xuất hiện ở Ba Tư, Đức Lão Tử và Khổng Tử ở Trung Hoa và Đức Pythagoras ở xứ cổ Hy Lạp… Người nào đã đọc kinh Bhagavad Gita đều nhớ những giáo điều về lòng bác ái và sùng tín trong quyển kinh đó. Đức Bồ Tát thỉnh thoảng cũng nhập xác Đức Tsong Ka Pa, nhà cải tạo tôn giáo danh tiếng của xứ Tây Tạng, và trải qua nhiều thế kỷ Ngài đã từng gởi các vị đệ tử của Ngài như Nagarjuna, Aryasanga, Ramanujacharya, Madhavacharya, v.v… xuống thế gian để thành lập những môn phái mới, hoặc để làm sáng tỏ những chỗ huyền bí trong tôn giáo. Trong số những đệ tử của Ngài, có một vị được gởi xuống thế gian để lập nên Hồi giáo.
Lẽ tất nhiên, Ngài chỉ có trách nhiệm về những tôn giáo đó trong hình thức ban sơ của nó mà thôi, chớ không có liên quan gì đến những sự biến thiên dời đổi do con người trong những tôn giáo đó tạo ra theo thời gian. Ngài thay đổi hình thức mỗi tôn giáo để cho phù hợp với nhân loại ở mỗi thời kỳ lịch sử mà nó được đưa ra; và mặc dầu phần hình thức có thể thay đổi cho phù hợp với trào lưu tiến hóa, nhưng phần giáo lý vẫn giống nhau.
Trong thời kỳ tiến hóa của một giống dân, Ngài sẽ còn trở lại thế gian nhiều lần nữa để thành lập nhiều tôn giáo khác. Mỗi lần như thế, Ngài sẽ qui tựu chung quanh những người nào sẵn sàng theo Ngài, trong số đó Ngài sẽ chọn lấy vài người mà Ngài có thể liên lạc mật thiết hơn, tức là những vị đệ tử, hiểu theo ý nghĩa của huyền môn. Trong kiếp cuối cùng này, Ngài sẽ đạt tới quả vị Phật và hoàn toàn giác ngộ.
( trích trong quyển Chơn sư và Thánh Đạo của C.W. Leadbeater, Nguyễn Hữu Kiệt dịch
)
Đức Di Lạc đã giáng linh hai lần, một lần làm Đức Krishna ở vùng đồng bằng Ấn Độ và một lần làm Christ ở xứ Palestine. Trong kiếp thai sinh làm Krishna, đặc điểm lớn nhứt của Ngài vẫn là bác ái; và trong lần chuyển kiếp ở xứ Palestine, lòng bác ái cũng vẫn là điểm cốt yếu trong giáo lý của Ngài. Ngài nói: «Điều răn mới mà Ta đem đến cho các ngươi, đó là: các ngươi hãy thương yêu lẫn nhau, cũng như ta thương
yêu các ngươivậy.» Ngài muốn cho tất cả các đệ tử đều có thể hợp nhứt với Ngài, cũng như Ngài đã hợp nhứt với đấng Cha lành. Vị tông đồ thân tín nhứt của Ngài, là thánh John, cũng đặc biệt nhấn mạnh về một ý nghĩa tương tự: «Kẻ nào không thương yêu đồng loại thì không biết được Thượng Đế, vì Thượng Đế tức là bác ái vậy.»
Tiền kiếp của Đức Di Lặc Bồ Tát là Đức KRISHNA, lâm phàm dạy Đạo ở Ấn Độ. Ngài còn lâm phàm trong ba năm, mượn xác đệ tử Ngài là Đức Jesus để giảng Đạo trong ba năm chót tại Palestine
(C.W.Leadbeater, L´Occultisme dans la mature, Paris, Adyar: 1926, trg. 11, 12: "Dans ces
temps lointaines, c´était le Seigneur Gautama qui dirigeait ici-bas le domaine de la religion et de l´éducation, depuis, il transmis cette fonction au Seigneur Maitreya, que les occidentaux appellent le Christ, celui-là même qui prit le corps de Jésus pendant les trois dernières années de sa vie sur le plan physique).
Trong Hồi giáo, Ngài có tên IMAN MADHI. Ngài giáng trần ở Anh Quốc có tên St. PATRICK. Ở thế kỷ 20, có Ngài KRISHNAMURTI được Đức Christ dạy dỗ trong quãng thời gian đầu của cuộc đời.
Chú thích:
Jiddu Krishnamurti được sinh ra ở Ấn độ năm 1885 và, lúc 13 tuổi, được bảo trợ bởi Tổ Chức Thần học Theosophical Society, đã công nhận ông là phương tiện cho “ Đức
Thầy Thế Giới” giáng linh. Vào ngày 12 tháng giêng năm 1910, bà Annie Besant viết cho
ông Leadbeater: “Rõ ràng rằng Đức Bồ Tát đă sử dụng thể xác của em bé mến yêu này. Dường như là một trách nhiệm nặng nề để trông chừng và giúp đỡ thể xác đó sao cho phù hợp với Đức Chưởng Giáo…..” (Mary Lutyens, Years of Awakening, ch.I). Vào năm 1926, Krishnamurti viết cho Leadbeater: “Con biết số phận và việc làm của con. Con biết một cách chắc chắn rằng con đang hòa nhập vào tâm thức của đấng Huấn sư duy nhất.
Tâm điểm những lời giáo huấn của ông là nhận ra rằng những thay đổi cơ bản trong xã hội chỉ có thể được tạo ra bởi sự thay đổi của ý thức cá thể. Sự cần thiết phải hiểu rõ về chính mình và hiểu rõ những ảnh hưởng gây tách rời, gây giới hạn của tình trạng bị quy định thuộc quốc gia và tôn giáo liên tục được nhấn mạnh. Krishnamurti luôn luôn vạch ra sự cần thiết cấp bách phải có được sự khoáng đạt, phải có được “không gian rộng lớn trong bộ não” mà trong đó có năng lượng vô hạn. Điều này dường như đã là nguồn suối của sự sáng tạo riêng của ông và cốt lõi cho những ảnh hưởng to tát của ông đối với vô số người khắp thế giới. Ông tiếp tục giảng thuyết khắp thế giới cho đến khi qua đời năm 1986 ở tuổi chín mươi, tại Hoa Kỳ. Những buổi nói chuyện, những cuộc đối thoại, những lá thư và những bài viết trên báo của ông đã được tổng hợp thành hơn sáu mươi quyển.
TIẾT 2: SỰ TÁI LÂM CỦA ĐỨC DI LẶC