Giải pháp của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA COVID19 ĐỐI VỚI VẬN TẢI HÀNG KHÔNG VÀ DU LỊCH (Trang 41 - 42)

Bên cạnh những gói trợ giúp của chính phủ, các doanh nghiệp hàng không thời gian qua đã tự xoay xở, đưa ra các giải pháp rất kịp thời và hiệu quả ứng phó với các khó khăn để tự đứng vững. Các doanh nghiệp đã không thụ động, không có tâm lý chỉ trông chờ vào các giải pháp, chính sách của Nhà nước, mà đã tự đưa ra một số giải pháp nhằm duy trì và giảm thiểu tổn thất trong giai đoạn dịch bệnh:

- Doanh nghiệp hàng không lên kế hoạch tái cấu trúc doanh nghiệp và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư.

Thời điểm ngừng trệ do đại dịch Covid 19 là thời điểm các doanh nghiệp hàng không có thời gian nhìn lại và đề ra những kế hoạch mới tái cơ cấu nội bộ, trong đó có tái cơ cấu thị trường, tái cơ cấu lao động, tiết giảm tối đa chi phí, nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động.; tăng cường quản lý kinh tế, chống thất thoát; cố gắng giữ chân lực lượng lao động nòng cốt, ví dụ như hàng không cần giữ đội ngũ phi công hay bộ phận kỹ thuật…Trong năm 2021, ban lãnh đạo hãng hàng không Vietnam Airlines đề ra các giải pháp tinh gọn bộ máy, tổ chức; giảm các lớp trung gian trong toàn tổng công ty dự kiến tiết kiệm hơn 700 tỷ đồng. Đại diện Vietnam Airlines cho biết cũng có những chính sách linh hoạt đối với lực lượng lao động, vừa đảm bảo chi phí tương ứng với thực tế vận hành, đồng thời vẫn có nguồn lực phục vụ khi thị trường hồi phục. Cũng giống như Vietnam Airlines, Vietjet triển khai các chương trình cắt giảm, tối ưu chi phí khai thác theo giờ bay. Đáng chú ý, Vietjet thành lập Công ty tự phục vụ mặt đất tại Nội Bài giúp tiết kiệm chi phí này. Vietjet triển khai thành công việc hợp tác mua trữ và tra nạp nhiên liệu bay vào thời điểm giá nhiên liệu lao dốc, điều này giúp giảm chi phí nhiên liệu bay 25%.

- Doanh nghiệp hàng không cần đẩy mạnh vận tải hàng hóa trong bối cảnh đại dịch Covid

Trong bối cảnh doanh thu vận tải hành khách sụt giảm nghiêm trọng, các hãng hàng không đều ra sức tìm kiếm các nguồn thu khác, một trong những lựa chọn sáng sủa lúc này này là đẩy mạnh vận tải hàng hóa. Theo phân tích thực trạng trong bài, trong khi hàng không chở khách bị ảnh hưởng nặng nề, sản lượng hàng hóa vận chuyển hàng không toàn cầu chỉ giảm khoảng 19% trong tháng 3 năm 2020 so với mức tháng 3 năm 2019 (theo số liệu từ World Bank, 2020). Do vậy, các hãng hàng không trên thế giới cần duy trì và phát triển vận tải hàng hóa bằng đường hàng không

để tăng doanh thu bù đắp cho sự trì trệ của vận tải hành khách bằng cách tăng công suất chở hàng trên các tàu bay, kết hợp cùng các tàu chở trên cabin. Năm 2020, Vietjet Air cũng đã nhanh chóng chuyển đổi cấu hình máy bay hành khách sang vận tải hàng hóa. Doanh thu vận tải hàng hóa trong và ngoài nước tăng 16% thông qua các thỏa thuận liên danh. Vietjet cũng đã nâng cấp hệ thống đặt giữ chỗ tự động phục vụ hoạt động khai thác hàng hóa. Chiến lược mở rộng và tăng hiệu quả dịch vụ vận chuyển hàng hóa cũng được hãng hàng không nhấn mạnh.

- Doanh nghiệp hàng không chuẩn bị sẵn sàng khi mở lại đường bay quốc tế

Khi chính phủ một số nước mở cửa đường bay quốc tế, số lượng chuyến bay và khách trên các đường bay quốc tế tăng sẽ là một yếu tố quan trọng giúp hãng hàng không có thêm doanh thu, bù đắp chi phí, sớm vượt qua khó khăn đại dịch COVID-19 và nắm bắt cơ hội phục hồi. Để chuẩn bị cho thời điểm ấy, các hãng hàng không trước hết cần đảm bảo máy bay chở hành khách đạt đủ tiêu chuẩn sau thời gian ngưng trệ, các lực lượng trong ngành hàng không cần đào tạo lại để đảm bảo phục vụ hoạt động hiệu quả. Đồng thời, các hãng hàng không cần đảm bảo an toàn sức khỏe cho hành khách cũng như lao động trong thời buổi đại dịch Covid, nắm rõ và thực hiện nghiêm túc, nhanh gọn các thủ tục xét nghiệm cũng như kiểm tra “hộ chiếu vaccine” cho hành khách.

Tóm lại, mặc dù là một trong những ngành nghề bị ảnh hưởng nặng nề nhất do đại dịch Covid-19, nhưng với sự trợ giúp từ phía chính phủ và sự tự nỗ lực của các doanh nghiệp, ngành hàng không trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đã phần nào chống chọi được với đại dịch, tìm được những hướng đi mới và chuẩn bị sẵn sàng cho đường bay hoạt động trở lại. Tuy nhiên vẫn cần có thêm những chính sách dài hạn từ phía chính phủ và sự chủ động vững vàng từ phía doanh nghiệp để ngành này có thể phát triển đảm bảo chất lượng hoạt động hơn trong thời gian mở cửa sắp tới.

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA COVID19 ĐỐI VỚI VẬN TẢI HÀNG KHÔNG VÀ DU LỊCH (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(54 trang)
w