dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật thì chưa cấu thành tội phchấp hành; nếu hậu quả đó là rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 của điều luật.
c. Các dấu hiệu khách quan khác
Đối với tội phạm này, ngoài hành vi khách quan, hậu quả nghiêm trọng, nhà làm luật không quy định thêm các dấu hiệu khách quan khác là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Tuy nhiên, để xác định đúng hành vi phạm tội thì các cơ quan tiến hành tố tụng không thể không nghiên cứu các quy định của Nhà nước, đặc biệt là của Bộ y tế, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về dịch bệnh, lan truyền dịch bệnh, các quy định khác về công bố dịch bệnh.
4. Các dấu hiệu thuộc về mặt chủ quan của tội phạm
Người thực hiện hành vi phạm tội này là do cố ý, tức là nhận thức được hành vi của mình là làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật nhưng vì những động cơ khác nhau mà vẫn thực hiện hành vi mà pháp luật cấm.
B. CÁC TRƯỜNG HỢP PHẠM TỘI CỤ THỂ
1. Phạm tội thuộc trường hợp không có các tình tiết là yếu tố định khung hìnhphạt. phạt.
Đây là trường hợp phạm tội quy định tại khoản 1 Điều 187 Bộ luật hình sự, là cấu thành cơ bản của tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật. Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm, là tội phạm ít nghiêm trọng.
Nếu người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự, không có tình tiết tăng nặng, thì có thể được áp dụng hình phạt tiền hoặc hình phạt cải tạo không giam giữ; nếu người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể, thì có thể bị phạt đến ba năm tù; néu có đủ đièu kiện quy định tại Điều 60 Bộ luật hình sự thì có thể được hưởng án treo.