Xem Đinh Văn Quế “ Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999 phần chung” NXB thành phố Hồ

Một phần của tài liệu Binh luan khoa hoc Bo luat Hình su. TP MOI TRUONG (Trang 39 - 41)

Trường hợp phạm tội này là người huỷ hoại rừng đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để thực hiện hành vi huỷ hoại rừng. Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để huỷ hoại rừng được coi là nguy hiểm hơn vì khó bị phát hiện và làm giảm lòng tin của nhân dân vào chế độ, làm cho một bộ phận cán bộ, công chức bị tha hoá.

Nói chung, người có chức vụ thì đi liền với chức vụ đó là quyền hạn nhất định, nên nếu lợi dụng chức vụ thì đồng thời họ cũng lợi dụng quyền hạn. Tuy nhiên, có trường hợp người phạm tội chỉ lợi dụng chức vụ mà không lợi dụng quyền hạn hoặc người không có chức vụ chỉ có quyền hạn, nhưng họ đã lợi dụng quyền hạn được giao để thực hiện hành vi huỷ hoại rừng.

Người có chức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ. Nếu những người này, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để huỷ hoại rừng thì mới thuộc trường hợp lợi dụng chức vụ để phạm tội. Nếu có chức vụ, quyền hạn nhưng lại không lợi dụng chức vụ, quyền hạn để huỷ hoại rừng thì không gọi là lợi dụng chức vụ. Ví dụ: Nguyễn Tấn Đ là Phó chủ tịch xã đã cùng với một số đối tượng chặt gỗ trong rừng, nhưng để che giấu tội phạm đã đốt rừng nhằm tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng về hành vi khai thác trái phép gỗ của mình; việc Đ khai thác gỗ trái phép cũng như những người dân bình thường khác, nên không coi hành vi của Đ là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để huỷ hoại rừng.

- Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức

Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức là người phạm tội thông qua cơ quan, tổ chức mà mình là thành viên để huỷ hoại rừng. Thông thường, người phạm tội trường hợp này là lợi dụng việc Nhà nước cho phép cơ quan, tổ chức khai thác rừng và nhân việc đó mà họ lấy danh nghĩa cơ quan, tổ chức để phá rừng.

c. Hủy hoại diện tích rừng rất lớn.

Diện tích rừng bị huỷ hoại rất lớn được xác định chủ yếu do các cơ quan tiến hành tố tụng ở trung ương hoặc Chính phủ quy định. Tuy nhiên, hiện nay dự thảo Thông tư liên tịch hướng dẫn áp dụng các quy định tại Chương các tội phạm về môi trường của Bộ luật hình sự năm 1999 chưa được thông qua, nhưng nếu căn cứ vào dự thảo Thông tư liên tịch và Nghị định số 77/CP ngày 29-11-1996 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản thì được coi là huỷ hoại diện tích rừng rất lớn

là diện tích rừng bị huỷ hoại từ 3 ha đến dưới 7 ha đối với rừng sản xuất; từ 1,5 đến dưới 5 ha đối với rừng phòng hộ; từ 1 ha đến dưới 3 ha đối với rừng đặc dụng15.

d. Chặt phá các loại thực vật quý hiếm thuộc danh mục quy định của Chính phủ.

Các loại thực vật quý hiếm thuộc danh mục quy định của Chính phủ, do đó khi xác định trường hợp phạm tội này cần căn cứ vào danh mục các loại thực vật qúy hiếm do Chính phủ ban hành như: Gỗ tròn quý hiếm thuộc nhóm I, nhóm II…

Tuy nhiên, theo điểm d khoản 2 của điều luật thì nhà làm luật không lượng hoá số lượng là bao nhiêu thì thuộc khoản 1, bao nhiêu là khoản 2, nhưng không vì thế mà cho rằng chỉ cần chặt một cây gỗ thuộc loại quý hiếm là đã thuộc trường hợp áp dụng khoản 2 của điều luật.

Trong lúc chưa có hướng dẫn chính thức thì có thể coi trường hợp phạm tội quy định tại điểm d khoản 2 Điều 189 Bộ luật hình sự nếu: Chặt phá các loại thực vật quý hiếm thuộc danh mục của Chính phủ quy định từ trên 3 mét khối gỗ tròn thuộc nhóm I và từ trên 15 mét khối gỗ trong thuộc nhóm II.

đ. Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

Do chưa có hướng dẫn chính thức trường hợp gây hậu quả rất nghiêm trọng do hành vi huỷ hoại rừng gây ra nên có thể tham khảo Thông tư số 02/TTLT-TANDTC-VKSNDTC- BCA-BTP ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an và Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIV Bộ luật hình sự năm 1999 về trường hợp gây hậu quả rất nghiêm trọng để xác định hậu quả rất nghiêm trọng do hành vi huỷ hoại rừng gây ra.

Người phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 của điều luật có thể bị phạt tù từ ba năm đến mười năm, là tội phạm rất nghiêm trọng.

Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội, nếu chỉ thuộc một trường hợp quy định tại khoản 2 của điều luật và có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự, không có tình tiết tăng nặng, thì có thể được áp dụng hình phạt dưới ba năm tù hoặc chuyển sang hình phạt khác nhẹ hơn; nếu người phạm tội thuộc nhiều trường hợp quy định tại khoản 2 của điều luật và có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể, thì có thể bị phạt đến mười năm tù.

1515Định lượng trên đây chỉ là ý kiến của tác giả, nếu có hướng dẫn chính thức thì cần căn cứ vào hướngdẫn chính thức đó.

Một phần của tài liệu Binh luan khoa hoc Bo luat Hình su. TP MOI TRUONG (Trang 39 - 41)