Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của cấu trúc tài chính đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành xây dựng Việt Nam. (Trang 42 - 47)

Đánh giá HQKD của các doanh nghiệp có thể được chia làm hai nhóm đó là hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối:

* Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tuyệt đối (hiệu quả kinh doanh = kết quả kinh tế

- chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó) cho phép đánh giá HQKD của các DN theo cả chiều sâu và

chiều rộng. Tuy nhiên, loại chỉ tiêu này trong một số trường hợp lại khó có thể thực hiện so sánh được. Ví dụ, những DN có nguồn lực lớn thì tạo ra lợi nhuận lớn hơn những DN có nguồn lực nhỏ, nhưng không có nghĩa là các DN quy mô lớn lại có hiệu quả lớn hơn các DN có quy mô nhỏ hơn. Như vậy, hiệu quả tuyệt đối không cho biết khả năng sử dụng tiết kiệm hay lãng phí các đầu vào.

* Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tương đối có thể được thể hiện dưới dạng tĩnh (hiệu quả kinh

doanh = kết quả kinh tế/chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó hoặc dạng nghịch hiệu quả kinh doanh = chi phí/ kết quả kinh tế). Những chỉ tiêu này rất thuận tiện so sánh theo thời gian và không gian như cho phép so sánh hiệu quả giữa các DN có quy mô khác nhau, các thời kỳ khác nhau.

- Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời: Các chỉ tiêu này bao gồm: (i) Các chỉ tiêu đo lường về

khả năng sinh lời theo giá trị sổ sách kế toán gồm: Sức sinh lời trên tổng tài sản (ROA), Sức sinh lời trên VCSH (ROE), sức sinh lời trên doanh thu (ROS), hoặc biên lợi nhuận gộp (GM), hệ số thu nhập trên cổ phiếu (EPS)…; (ii) Các chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lời theo giá trị thị trường như: Hệ số giá trên lợi nhuận (P/E), Giá trị thị trường trên giá trị sổ sách của DN (Tobin’Q)

+ Các chỉ tiêu đo lường về khả năng sinh lời theo giá trị sổ sách

Chỉ tiêu ROA

Chỉ tiêu này cho biết DN bỏ ra một đồng tài sản bình quân đầu tư thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn thì càng tốt. Chỉ tiêu này có thể đo được bằng lợi nhuận chia tổng tài sản bình quân

ROA = Tổng tài sản bình quân Lợi nhuận (2.4)

Trong đó, lợi nhuận thông thường sẽ được lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh còn tổng tài sản thông thường sẽ được lấy từ bảng cân đối kế toán của DN. Tùy theo mục đích nghiên cứu lợi nhuận có thể lấy một trong các loại: Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (Hu và Izumida, 2008);(Tongkong, 2012); Lợi nhuận trước thuế (Ahmed Sheikh và cộng sự, 2013) hoặc Lợi nhuận sau thuế (Nguyễn Văn Công, 2010); (Nguyễn Ngọc Quang, 2011). Tuy nhiên, tổng tài sản tại một thời điểm không phải là con số đại diện của DN trong cả một thời kỳ, vì vậy người ta sử dụng tổng tài sản bình quân và được tính bằng đầu kỳ cộng cuối kỳ chia 2.

ROA là thước đo phản ánh khả năng sinh lời, tình hình hoạt động và HQKD của DN. Khả năng sinh lời trên tài sản là một tỷ lệ lợi nhuận quan trọng cho thấy khả năng của DN trong việc tạo ra lợi nhuận trước đòn bẩy tài chính. Không giống như tỷ suất sinh lời khác như khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE), chỉ tiêu ROA sẽ bao gồm tất cả các tài sản của DN - bao gồm cả những nguồn lực từ các khoản nợ cũng như những nguồn lực từ các khoản đóng góp của các nhà đầu tư. Vì vậy, ROA sẽ cho ta thấy sự hiệu quả của DN trong việc quản lý, sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận, nhưng chỉ tiêu này thường ít được các cổ đông quan tâm đến so với một số chỉ tiêu tài chính khác như ROE. ROA cao có nghĩa là DN khá hiệu quả trong việc tạo ra lợi nhuận từ tài sản.

Chỉ tiêu ROE

ROE = VCSH bình quân Lợi nhuận (2.5)

Đây là chỉ tiêu phản ánh một đồng VCSH đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt và nó được đo bằng lợi nhuận sau thuế trên VCSH bình quân.

Trong đó lợi nhuận sẽ được lấy từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh còn tổng VCSH sẽ được lấy từ bảng cân đối kế toán của DN. Tùy theo mục đích nghiên cứu lợi nhuận có thể lấy một trong các loại: Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (Abor, 2005); (Hu và Izumida, 2008); (Tongkong, 2012); Lợi nhuận trước thuế (Ahmed Sheikh và cộng sự, 2013) hoặc Lợi nhuận sau thuế (Nguyễn Văn Công, 2010); (Nguyễn Ngọc Quang, 2011). Tuy nhiên, tổng VCSH tại một thời điểm không phải là con số đại diện của DN trong cả một thời kỳ vì vậy người ta sử dụng tổng VCSH bình quân và được tính bằng đầu kỳ cộng với cuối kỳ chia 2.

ROE là số tiền lợi nhuận trở lại như một tỷ lệ vốn chủ sở hữu. Hệ số ROE phản ánh tình hình hoạt động và nguồn vốn đầu tư vào DN được quản lý và sử dụng như thế nào. Nói cách khác, ROE phản ánh hiệu quả trong quản lý điều hành DN trong việc tạo ra lợi nhuận cho các cổ đông. Nếu hệ số này thấp hơn mức lãi suất nói chung thì cổ đông sẽ không có động lực để đầu tư vào DN vì nó phản ánh khả năng sinh lời của DN thấp. ROE là một trong những chỉ tiêu tài chính quan trọng nhất. ROE được sử dụng rộng rãi vì nó cung cấp thông tin từ bảng cân đối kế toán lẫn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của DN. ROE cũng được các nhà giao dịch trên thị trường sử dụng nhằm tìm ra DN có tốc độ tăng trưởng VCSH của cổ đông nhanh hơn. Khi đó, giá cổ phiếu sẽ tăng nhanh khi tối đa hóa được tài sản của cổ đông. Người cho vay thường chỉ nhận khoản lãi cố định trên vốn tài trợ nhưng cổ đông không nhận được khoản lợi tức cố định như vậy.

Chỉ tiêu ROS

Doanh thu của DN là toàn bộ số tiền sẽ thu được do tiêu thụ sản phẩm, cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt động khác của DN. Như vậy doanh thu là chỉ tiêu quan trọng phản ánh kết quả đầu ra của quá trình SXKD. Để phản ánh thực chất kết quả tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ và hoạt động khác, các nhà nghiên cứu thường sử dụng doanh thu thuần để phân tích. Doanh thu thuần ở đây chính là doanh thu thuần hoạt động kinh doanh bao gồm doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu hoạt động tài chính. Trong trường hợp doanh thu hoạt động tài chính không đáng kể thì doanh thu thuần được lấy bằng doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ.

Để biết được HQKD của DN trong kỳ một chỉ tiêu không kém phần quan trọng nữa là ROS. Chỉ tiêu này cho biết một đồng doanh thu đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận cho DN. Trị số này càng cao thì HQKD của DN càng tốt.

Lợi nhuận

ROS = Doanh thu thuần (2.6)

Chỉ tiêu biên lợi nhuận gộp GM

Lợi nhuận gộp

GM = Doanh thu thuần (2.7)

Chỉ tiêu này cũng được các nhà phân tích quan tâm như trong nghiên cứu của El- Sayed Ebaid (2009), Khan (2012) vì họ muốn biết hiệu quả sử dụng các chi phí trong lĩnh vực sản xuất. Nói cách khác nhà phân tích muốn biết cứ một đồng doanh thu thuần tạo ra được bao nhiêu đồng trong lĩnh vực sản xuất.

Chỉ tiêu GM rất quan trọng đối với ngành XD. Khi trị số chỉ tiêu cao và ổn định chứng tỏ DN đang kiểm soát các chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy và chi phí sản xuất chung tốt. Ngược lại, khi trị số chỉ tiêu GM thấp các nhà quản trị cần xem xét nguyên nhân do giá cả đầu vào tăng hay do lãng phí, thất thoát các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, tiền lương công nhân, chi phí sử dụng máy thi công.

+ Các chỉ tiêu đo lường về khả năng sinh lời theo giá trị thị trường

Chỉ tiêu P/E

P/E = Giá thị trường mộtThu nhập một cổ phiếu cổ phiếu (2.8)

Chỉ số này phản ánh mối quan hệ giữa giá thị trường và thu nhập một cổ phiếu. Nói cách khác trị số P/E chính là thị trường định giá cho một đồng thu nhập tại thời điểm hiện tại. Khi trị số P/E thấp có thể do giá thị trường một cổ phiếu thấp hoặc do thu nhập một cổ phiếu cao. Giá thị trường một cổ phiếu thấp cũng có thể do thị trường chưa có nhiều thông tin về DN nên đánh giá thấp hoặc cũng có thể do DN kinh doanh kém nên thị trường định giá thấp. Ngược lại khi P/E quá cao cũng có thể do thị trường định giá một đồng thu nhập của DN quá cao hoặc thu nhập một cổ phiếu quá thấp. Chính vì vậy khi tham khảo hoặc phân tích chỉ số P/E cần xem xét nhiều năm và so sánh với các DN tương đồng cùng ngành nghề để đưa ra nhận xét chính xác nhất.

Chỉ tiêu Tobin’Q

Tobin’Q = Giá thị trường VCSH + NợTổng tài sản phải trả (2.9)

Chỉ tiêu này phản ánh mối quan hệ giữa giá trị thị trường và giá trị sổ sách của DN. Trị số chỉ tiêu phản ánh kỳ vọng trong tương lai của các nhà đầu tư. Nếu trị số chỉ tiêu cao thường là DN hấp dẫn các nhà đầu tư và được thị trường đánh giá tốt. Trị số chỉ tiêu càng lớn hơn 1 thì thị trường đánh giá càng cao doanh nghiệp.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn sử dụng các chỉ tiêu để đánh giá HQKD của DN theo giá trị thị trường như lãi cơ bản trên cổ phiếu, giá cổ phiếu trên thu nhập, tỷ lệ giá thị trường và cổ tức, tổng lợi nhuận cổ đông (TSR), tỷ lệ lợi nhuận trên dòng tiền (Chen và cộng sự, 2012), tỷ số giá thị trường của VCSH trên giá trị sổ sách của VCSH (MBVR).

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh thu nhập, chi phí, bao gồm các chỉ tiêu:

+ Tổng chi phí hoạt động/tổng thu hoạt động: là một thước đo phản ánh mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra hay nói cách khác nó phản ánh khả năng bù đắp chi phí trong hoạt động của doanh nghiệp.

+ Năng suất lao động (Kết quả đầu ra của doanh nghiệp/ Số nhân viên làm việc): phản ánh hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp.

+ Tổng thu hoạt động/ tổng tài sản: phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản. Nếu hệ số này lớn phản ánh doanh nghiệp đã phân bổ tài sản một cách hợp lý nhằm nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp

Việc đo lường HQKD có thể bị tác động bởi mục tiêu của DN mà mục tiêu này có thể ảnh hưởng đến việc lựa chọn cách đo lường HQKD của DN. Tuy nhiên, ở cách tiếp cận của luận án khi nghiên cứu về HQKD của DNXD, tác giả chỉ sử dụng chỉ tiêu ROA, ROE làm đại diện cho chỉ tiêu tính toán HQKD của DNXD. Điều này sẽ được lý giải cụ thể ở chương 4 của luận án.

Bảng 2.5. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

STT Chỉ tiêu Công thức Ý nghĩa Nghiên cứu

1 Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời

1.1 Các chỉ tiêu đo lường theo giá trị sổ sách

1.1.1

Tỷ suất sinh lời trên

tổng tài sản (ROA) Lợi nhuận/Tổng tài sản bình quân

Một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả kinh doanh càng cao Hu và Izumida (2008); Ahmed Sheikh và cộng sự (2013); Nguyễn Ngọc Quang (2011) 1.1.2

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Lợi nhuận/Vốn chủ sở hữu bình quân

Một đồng VCSH tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận

Hu và Izumida (2008); Ahmed Sheikh và cộng sự (2013); Nguyễn Ngọc Quang (2011) 1.1.3

Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS)

Lợi nhuận/Doanh thu thuần

Trong một đồng doanh thu thuần thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất này càng tăng cao thì hiệu

quả kinh doanh càng lớn

Berzkalne (2015)

1.1.4 Biên lợi nhuận gộp

(GM)

Lợi nhuận gộp/Doanh thu thuần

Trong một đồng doanh thu thuần thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận gộp. Tỷ suất này càng tăng cao thì hiệu quả kinh doanh càng lớn

Abor (2005); Lê Thị Nhu (2017)

STT Chỉ tiêu Công thức Ý nghĩa Nghiên cứu

1.2 Các chỉ tiêu đo lường theo giá trị thị trường

1.2.1 Hệ số giá trên lợi nhuận (P/E)

Giá thị trường một cổ phiếu/ Thu nhập một cổ phiếu

Mức giá mà nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra cho một đồng lợi nhuận thu được từ cổ

phiếu.

Zeitun và Gang Tian (2007)

1.2.2

Giá trị thị trường

trên giá trị sổ sách (Giá thị trường vốn chủ sở hữu + Nợ phải trả)/Tổng

Phản ánh kỳ vọng trong tương lai của các nhà đầu tư. Trị số chỉ tiêu càng lớn hơn 1 thì thị

Abor (2005);

(Tobin'Q) tài sản trường đánh

giá càng cao doanh nghiệp

Zeitun và Gang Tian (2007)

2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh thu nhập, chi phí

2.1 Năng suất lao

động

Kết quả đầu ra / Số nhân viên làm việc (hoặc số giờ lao động)

Phản ánh hiệu quả sử dụng lao động. Chỉ tiêu này càng cao đem lại hiệu quả càng lớn cho sản xuất kinh doanh Nguyễn Văn Công (2010); Nguyễn Ngọc Quang (2011) 2.2. Hiệu suất sử dụng

các yếu tố đầu vào Doanh thu thuần/ Chi phí

Phản ánh cường độ hoạt động của các yếu tố đầu vào

Nguyễn Văn

Công (2010);

Nguyễn Ngọc

Quang (2011)

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của cấu trúc tài chính đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành xây dựng Việt Nam. (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(174 trang)
w