Nhóm giải pháp hoàn thiện cấu trúc nguồn vốn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của cấu trúc tài chính đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành xây dựng Việt Nam. (Trang 127 - 129)

2017

5.2.2.Nhóm giải pháp hoàn thiện cấu trúc nguồn vốn

a. Điều chỉnh cấu trúc nguồn vốn theo hướng gia tăng nợ nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Theo kết quả hồi quy, trong giai đoạn 2012-2017, ta thấy biến CTNV có tác động tích cực đến HQKD của DNXD và có ý nghĩa thống kê ở mức 1% ở cả 2 mô hình điều này cho thấy các DNXD có tỷ nợ vay trong tổng tài sản cao sẽ mang lại HQKD tốt hơn. Hơn nữa, kết quả phân tích hồi quy phân vị cho thấy, ở các mức phân vị thấp thì biến CTNV có tác động tích cực mạnh hơn tới HQKD khi ở mức phân vị cao. Điều này càng khẳng định thêm các DN có HQKD ở mức thấp khi sử dụng nợ vay sẽ hiệu quả cao hơn vì vậy cần mở ra thêm nhiều khả năng tiếp cận vốn vay đối với những DN đang có mức HQKD thấp. Thực tiễn hoạt động cho thấy DNXD đặc biệt là các DN có quy mô nhỏ và siêu nhỏ với nhu cầu thiếu hụt nguồn vốn, khó tiếp cận với nguồn vốn nợ vay trong khi đó việc sử dụng nợ vay sẽ làm giảm chi phí tài chính cho DN (vì chi phí nợ vay sẽ thấp hơn chi phí VCSH) đồng thời mang lại lợi ích từ tấm lá chắn thuế và lãi vay cho DN. Do đó, để nâng cao giá trị của DN việc duy trì cấu trúc vốn nghiêng về gia tăng nợ là cần thiết. Ngoài việc tìm nguồn tài trợ từ các ngân hàng thương mại hay các tổ chức tín dụng, các DN cũng có thể mở rộng các kênh tài trợ thông qua việc liên kết, liên doanh với các đối tác đầu tư hoặc các quỹ đầu tư mạo hiểm cũng là một địa chỉ được ưa thích đối với nhiều DN đang trên đà tăng trưởng mạnh ở nhiều nước trên thế giới. Việc phụ thuộc quá vốn vào nguồn vốn ngân hàng làm cho các DN gặp rất nhiều hạn chế. Một trong những giải pháp cung cấp nguồn vốn dài hạn hiệu quả mà các DNXD nhỏ và vừa hiện nay nên áp dụng là hình thức thuê mua tài chính. Nguyên nhân chính thúc đẩy hoạt động thuê mua tài chính phát triển là do nó thể hiện hình thức tài trợ có tính an toàn cao, tiện lợi và hiệu quả cho các bên giao dịch. Việc huy động vốn bằng việc đi thuê tài chính có lợi thế rất tốt để tài trợ cho các dự án đầu tư dây chuyền công nghệ hay cải tiến máy móc. Việc này cũng giúp cho DN nhỏ và vừa đang sử dụng đúng mục tiêu chiến lược kinh doanh dài hạn.

b. Xác định giới hạn an toàn trong việc sử dụng nợ của doanh nghiệp

Việc xác định hệ số nợ ở mức an toàn là một vấn đề mà các DNXD cần quan tâm nhằm đảm bảo mức độ an toàn tài chính. Một trong những phương pháp để xác định tỷ lệ nợ ở mức an toàn là sử dụng mô hình chỉ số Z. Thông qua xác định chỉ số Z, DN có

thể đưa ra tỷ lệ nợ ở giới hạn nhất định nhầm đảm bảo cho DN chưa phải đối mặt với nguy cơ phá sản.

Chỉ số Z là một công cụ để phát hiện dấu hiệu báo trước về khả năng phá sản của một DN. Chỉ số Z dược phát minh bởi giáo sư Edwward I.Altman thông qua nghiên cứu trên số lượng lớn các công ty khác nhau tại Mỹ (Altman, 1977). Cho đến nay việc ứng dụng hệ số Z để cảnh báo nguy cơ phá sản được phổ biến ở các quốc gia khác nhau và đưa ra kết quả có độ tin cậy khá cao. Trong nghiên cứu của Altman (1977) ban đầu chỉ số Z được thiết lập để đo lường nguy cơ phá sản đối với các DN thuộc nhóm DN đã cổ phần hóa trong ngành sản xuất theo mô hình 1 dưới đây:

- Mô hình 1: Đối với các DN đã cổ phần hóa, ngành sản xuất

Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,6X4 + 0,99X5 (5.1)

Trong đó:

X1 : Tỷ trọng tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản X2 : Tỷ trọng lợi nhuận để lại trên tổng tài sản

X3: Tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên tổng tài sản X4: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng nợ

X5: Doanh thu thuần trên tổng tài sản

+ Nếu Z > 2,99: DN nằm trong vùng an toàn – chưa có nguy cơ phá sản

+ Nếu 1,8 <Z< 2,99: DN nẳm trong vùng cảnh báo – có thể có nguy cơ phá sản + Nếu Z< 1,8: DN nằm trong vùng nguy hiểm – nguy cơ phá sản cao

Từ mô hình 1, chỉ số Z được Edwward I.Altman đã phát triển ra Z’ và Z” để có thể áp dụng theo từng loại hình và ngành của DN như sau:

- Mô hình 2: Đối với DN chưa cổ phần hóa, ngành sản xuất

Z’ = 0,717X1 + 0,847X2 + 3,107X3 + 0,42X4 + 0,998X5 (5.2)

+ Nếu Z’ > 2,99: DN nằm trong vùng an toàn – chưa có nguy cơ phá sản + Nếu 1,23 <Z’< 2,99: DN nằm trong vùng cảnh báo – có thể có nguy cơ phá sản + Nếu Z’< 1,23: DN nằm trong vùng nguy hiểm – nguy cơ phá sản cao

Chỉ số Z” có thể được dùng ở hầu hết các ngành, các loại hình DN. Vì vậy, sự khác nhau khá lớn của X5 đã được đưa ra khỏi phương trình. Công thức tính chỉ số Z” được điều chỉnh như sau:

Z” = 6,56X1 + 3,26X2 + 6,72X3 + 1,05X4 (5.3)

+ Nếu Z” > 2,6: DN nằm trong vùng an toàn – chưa có nguy cơ phá sản

+ Nếu 1,23<Z”< 2,6: DN nằm trong vùng cảnh báo – có thể có nguy cơ phá sản + Nếu Z”< 1,2: DN nằm trong vùng nguy hiểm – nguy cơ phá sản cao

Đối với DNXD do tồn tại một số DN liên doanh tổ chức dưới hình thức công ty TNHH, việc áp dụng mô hình 3 để tính chỉ số Z” cho các DN là phù hợp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của cấu trúc tài chính đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành xây dựng Việt Nam. (Trang 127 - 129)