Các biến phụ thuộc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của cấu trúc tài chính đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành xây dựng Việt Nam. (Trang 65 - 66)

Về mặt lý thuyết cũng như các bằng chứng thực nghiệm đều cho thấy vẫn có nhiều chỉ tiêu đo lường khác nhau hay chỉ tiêu khác nhau đại diện cho HQKD của DN. Các chỉ tiêu khác nhau này cũng có thể cho ra các kết quả khác nhau về tác động của CTTC lên HQKD trong cùng một nghiên cứu hay các nghiên cứu khác nhau. Các lý thuyết cũng như các nghiên cứu thực nghiệm đưa ra một số chỉ tiêu thường được sử dụng nhằm đại diện cho HQKD của DN như: chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên VCSH (ROE), chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) với các tác giả như Zeitun và Gang Tian (2007); San và Heng (2011); Đoàn Ngọc Phúc (2014); Nguyễn Hữu Huân và Lê Nguyễn Quỳnh Hương (2014); Nguyễn Thị Tuyết Lan (2019); hoặc một số chỉ tiêu khác cũng thường được lựa chọn như Nieh và cộng sự (2008); Cheng và cộng sự (2010).

Ngoài ra, cũng có những quan điểm khác được xem như có tính đến tác động của giá thị trường chẳng hạn như: Sử dụng giá trị vốn hóa của cổ phiếu thường như Rajhans (2013) hay chỉ số Tobin’Q. Chỉ số Tobin’Q là chỉ tiêu kết hợp giữa giá thị trường và giá trị sổ sách kế toán tài chính và được sử dụng để đo lường HQKD của DN trong nhiều nghiên cứu như: Cheng và cộng sự

(2010); Đỗ Văn Thắng và Trịnh Quang Thiều (2010); Lin và Chang (2011); Le Thi Phuong Vy và Phung Duc Nam (2013); Võ Xuân Vinh và Nguyễn Thành Phú (2014).

Sự lựa chọn các tiêu chí để đánh giá HQKD có thể bị ảnh hưởng bởi mục tiêu của DN là lựa chọn các tiêu chí hiệu quả (thể hiện qua các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính hay thể hiện qua các chỉ tiêu giá trị thị trường) cũng như tính hiệu quả của thị trường cổ phiếu, thị trường vốn. Tại Việt Nam, nếu đối với các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán thì các chỉ tiêu giá trị thị trường như Tobin’Q, tỷ lệ giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu so với giá trị sổ sách (MBVR), P/E… rất dễ xác định. Tuy nhiên, đối với các DN chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán thì việc xác định giá thị trường của DN là chưa đủ cơ sở và rất khó xác định.

Với mẫu là toàn bộ các DNXD tại Việt Nam giai đoạn 2012-2017, trong luận án này, kế thừa các nghiên cứu của Zeitun và Gang Tian (2007); El-Sayed Ebaid (2009); Ahmad và cộng sự (2012); Nguyễn Thị Thúy Phượng (2017); Nguyễn Thị Tuyết Lan (2019) tác giả sử dụng 2 chỉ tiêu ROA và ROE để đo lường HQKD của DNXD tại Việt Nam vì các lý do sau:

Thứ nhất, hai chỉ tiêu này đã được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng từ rất lâu như Demsetz và Lehn (1985); Gorton và Rosen (1995); Mehran (1995), gần đây có Zeitun và Gang Tian (2007); San và Heng (2011), Nguyễn Thị Tuyết Lan (2019) và trongthực tiễn, các nhà quản lý DN thường sử dụng những chỉ tiêu tài chính để đo lường, báo cáo và cải thiện HQKD của DN bởi một ưu điểm rõ ràng của 2 chỉ số này là dễ dàng tính toán.

Thứ hai, trong cách tiếp cận của Shah và cộng sự (2011); Le và Buck (2011), chỉ tiêu đo lường HQKD là lợi nhuận trên doanh thu ROS hoặc lợi nhuận trên vốn đầu tư ROI. Cách sử dụng ROI hay ROS cũng gần tương tự như ROA và ROE. Tuy nhiên, ROI và ROS chưa phản ánh CTTC của DN trong việc tác động đến HQKD. Do đó, ROA và ROE là 2 đại diện phù hợp hơn trong việc xác định CTTC ảnh hưởng đến HQKD của DN.

Thứ ba, theo Behn (2003) HQKD của một biến đo lường có thể chịu tác động của mục tiêu

kinh doanh, sự phát triển của TTCK và thị trường vốn. Ví dụ nếu trong một nước TTCK không phát triển cao và năng động thì biến đo lường HQKD dựa trên giá trị thị trường sẽ không cung cấp được các kết quả và chính xác.

Thứ tư, việc đánh giá HQKD của DNXD thông qua tiêu chí giá trị DN trên thị trường, mục

tiêu kinh doanh như Tobin’Q, P/E, MBVR là rất khó bởi số lượng các DNXD trên toàn quốc là rất lớn, hơn nữa đa phần các DNXD này là các DN có quy mô siêu nhỏ và nhỏ chưa niêm yết nên việc xác định các chỉ tiêu trên là không có cơ sở để xác định và rất khó tính toán.

Tóm lại, với các lý do trên, luận án sẽ căn cứ vào hai tiêu chí ROA và ROE để làm cơ sở nghiên cứu HQKD của DNXD.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của cấu trúc tài chính đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành xây dựng Việt Nam. (Trang 65 - 66)