Phân tích SWOT

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC TỔNG CTY DẦU KHÍ VIỆT NAM ( PV GAS ) (Trang 31 - 32)

4. Phân tích môi trường bên trong

4.3.Phân tích SWOT

Điểm mạnh Điểm yếu

- Thị trường tiêu thụ của ngành khí Việt Nam là rất lớn và ngành càng mở rộng.

- Hưởng nhiều ưu đãi vì đây là ngành năng lượng chiến lược cho sự phát triển kinh tế và an ninh quốc gia.

- PV Gas nắm quyền kiểm soát toàn bộ hệ thống ống dẫn ở Việt Nam với tỷ lệ sở hữu từ 51% đến 100% Điều này đã mang đến vị trí dần đầu thị trường nội địa với dòng tiền mạnh và ổn định cho tổng công ty qua các năm. - Đồng bộ hoạt động khí trong tất cả các lĩnh vực, từ các hoạt động chính như thăm dò và khai thác, phân phối, đến các dịch vụ liên quan đến khí; từ các lĩnh vực đầu ra của ngành khí

như điện, đạm, đến các lĩnh vực tài chính.

- Nhu cầu sử dụng sản phẩm của ngành phụ thuộc vào sự tăng truởng kinh tế. Khi nền kinh tế phục hồi thì nhu cầu sử dụng dầu gia tăng, tốc độ tăng trưởng nhanh, và ngược lại. - PV Gas thuộc sự quản lý của Nhà nước, hoạt động dưới sự điều tiết của Bộ Công thương và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam nên khả năng linh động trong hoạt động kinh doanh còn chưa cao, tính ỷ lại cao do tính cạnh tranh

thấp.

- Sự phụ thuộc rất lớn biến động của giá khí thế giới: Hiện nay việc khai thác các mỏ khí xa bờ gặp nhiều khó khăn, trữ lượng khí các mỏ đã khai thác đang dần cạn kiệt. Do đó để đáp ứng nhu cầu của thị trường ngày càng tăng, GAS buộc phải tăng cường nhập khẩu khí từ Mỹ, Nga, … và chịu rủi ro về biến động giá dầu, khí thế giới.

- Nhân lực cũng như công nghệ chưa đáp ứng được hoàn toàn nhu cầu của ngành. Trong khi đòi hỏi về số lượng, chất lượng trình độ nguồn nhân lực là rất lớn. Cần thiết áp dụng những công nghệ tiên tiến hiện đại nhất vào sản xuất, phát triển.

- Tiếp tục được sự bảo trợ của Nhà nước nên được hưởng nhiều ưu đãi.

- Tiềm năng khai thác còn rất lớn và có thể tiếp tục trong khoảng 60 năm tới.

- Các nguồn năng lượng từ mặt trời, sức gió, sóng biển …đòi hỏi đầu tư cao trong khi hiệu quả thấp; nguồn năng lượng hạt nhân rất hiệu quả nhưng lại đang có sự phản đối khá quyết liệt vì hậu quả độc hải của chất thải phóng xạ. - Đồng thời, nguồn năng lượng khí thiên nhiên mang lại hiệu quả sử dụng cao, lại ít tác động ô nhiễm tới môi trường hơn so với dầu mỏ và than.

- Sử dụng khí thiên nhiên là xu thế chung của toàn cầu trong giai đoạn sắp tới.

- Việc mở rộng thăm dò khai thác ra vùng biển sâu sẽ rất tốn kém, rủi ro và đang bị tranh chấp mạnh từ phía Trung Quốc.

- Định hướng của Tập đoàn trong tương lai sẽ xây dựng mô hình thị trường khí tự do, Đây vừa là cơ hội phát triển đồng thời là thách thức to lớn đối với PV Gas trong tương lai khi phải trực tiếp cạnh tranh với nhiều đối thủ trên Thế giới khi thâm nhập vào thị trường Việt Nam.

- Nói về tiến độ triển khai dự án LNG, các chuyên gia đến từ lĩnh vực năng lượng cùng một số nhà tư vấn môi giới dự án và thu xếp tài chính cũng cho rằng, thử thách lớn nhất chính là đàm phán PPA. Do đó thời gian tới cần có sự vào cuộc quyết liệt của Chính phủ để tháo gỡ nút thắt này.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC TỔNG CTY DẦU KHÍ VIỆT NAM ( PV GAS ) (Trang 31 - 32)