Việc chuyển nhượng cổ phần phổ thông của cổ đông

Một phần của tài liệu tài liệu giáo trình môn luật kinh tế (Trang 70 - 71)

phần phổ thông của cổ đông sáng lập bị những hạn chế gì? Tại sao nhà làm luật lại đưa ra những hạn chế đó trong khi việc chuyển nhượng cổ phần tự do là một trong những đặc trưng cơ bản của CTCP.

 Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp.

 Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển

nhượng các cổ phần đó.

 Các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được bãi bỏ sau thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Các hạn chế của quy định này không áp dụng đối với cổ phần mà cổ đông sáng lập có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp và cổ phần mà cổ đông sáng lập chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập của công ty.

Như vậy, có thể thấy cổ đông sáng lập không có quyền chuyển nhượng cổ phần tự do như cổ đông bình thường mà phải chịu sự ràng buộc theo quy định của pháp luật trong thời gian 03 năm. Sở dĩ có quy định này vì các nhà làm luật muốn đảm bảo được cổ đông sáng lập phải có trách nhiệm đối với doanh nghiệp của mình, giảm thiểu tối đa tình trạng doanh nghiệp mọc lên không bao lâu sụp đổ làm ảnh hưởng đến nền kinh tế chung.

Một phần của tài liệu tài liệu giáo trình môn luật kinh tế (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)