nghĩa của phương thức bầu dồn phiếu trong việc áp dụng vào việc bầu thành viên
HĐQT và BKS.
Bầu dồn phiếu là một cách thức bỏ phiếu được áp dụng trong công ty cổ phần. Đây là một phương thức bầu cử có giá trị pháp lý, giúp bảo vệ quyền lợi của các cổ đông. Bầu dồn phiếu sẽ được áp dụng khi các cổ đông tiến hành bỏ phiếu để bầu hội đồng quản trị và ban kiểm soát.
Lúc này, bầu dồn phiếu là việc cổ đông nhân số cổ phần của mình với số lượng thành viên trong hội đồng quản trị hoặc thành viên ban kiểm soát. Từ đó tính được số phần biểu quyết và dồn toàn bộ số phiếu mình có để bầu cho một hoặc một và ứng viên mà mình đánh giá cao.
Cổ đông có cổ phần càng nhiều thì số phiếu càng lớn. Việc bầu dồn phiếu sẽ giúp tăng cường vai trò và sự hiện diện của cổ đông trong việc quyết định các vấn đề trọng đại của công ty. Tuy nhiên, để phương pháp bầu cử này phát huy tối đa hiệu quả, các cổ đông cần hiểu rõ về cách thức bỏ phiếu cũng như các quy định của pháp luật về vấn đề này.
Bầu dồn phiếu có rất nhiều tác dụng đối với công ty cổ phần. Không chỉ giúp tăng cường sự hiện của các cổ đông, phương thức bầu cử này còn giúp điều hòa việc quản lý, điều hành và giám sát của các nhóm cổ đông trong công ty. Qua đó đảm bảo công bằng, minh bạch
và cân bằng lợi ích giữa các cổ đông trong công ty và giúp đảm bảo quyền lợi của các cổ đông nhỏ.
Khi sử dụng phương thức bầu cử truyền thống, một nhóm cổ đông có nhiều cổ phần sẽ là người có lợi. Họ có thể quyết định số người trúng cử vào ban kiểm soát, hội đồng quản trị. Tuy nhiên, với
phương thức bầu dồn phiếu, nhóm cổ đông kể trên chỉ có thể bầu đa số người trúng cử chứ không thể bầu toàn bộ số người trúng cử như trước đây nữa.
Theo cách tính này, nếu công ty có 1 - 2 thành viên trong hội đồng quản trị thì cổ đông dưới 30% cổ phiếu sẽ không có quyền bầu. Việc áp dụng bầu dồn phiếu sẽ giúp đảm bảo quyền lợi của tất cả cổ đông. Các nhóm cổ đông có thể dễ dàng tính được số thành viên mà mình có thể bầu. Từ đó có được quyết định phù hợp, tận dụng tối đa quyền lợi của mình.
TỔ CHỨC LẠI, GIẢI THỂ28. Hệ qủa pháp lý của các 28. Hệ qủa pháp lý của các biện pháp tổ chức lại doanh nghiệp
Làm thay đổi quy mô kinh doanh (từ công ty có quy mô lớn thành công ty có quy mô nhỏ hơn và ngược lại): chia, tách, hợp nhất, sáp nhập công ty. Hoặc làm thay đổi hình thức pháp lý doanh nghiệp như việc chuyển đổi từ loại hình doanh nghiệp này sang loại hình doanh nghiệp khác. Ví dụ: Chuyển đổi từ doanh nghiệp tư nhân sang công ty cổ phần
Hoặc hình thành các doanh nghiệp mới trên thị trường, hoặc chấm dứt các DN đang tồn tại: chia, tách, hợp nhất. Hoặc ảnh hưởng đến vấn đề cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên thị trường (hợp nhất, sáp nhập).