Bảng 2.3: Lợinhuận từ hoạt động thanh toán quốc tế qua các năm Bảng 2.4: Tỷ số giữa lợinhuận TTQT và tổng lợinhuận ngân hàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP Quân đội (Trang 64 - 66)

Lợi nhuận Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 6 tháng đầunăm 2020

Số tiền 187.86 198.67 217.34 124.95

Tốc độ tăng giảm so với năm trước

+3% +5.75% +9.39% +15%

(Nguồn Báo cáo của phòng thanh toán ngân hàng TMCP Quân đội)

Qua những số liệu trên, ta thấy thanh toán quốc tế không những làm đa dạng hóa sản phẩm ngân hàng mà còn đem lại nguồn lợi nhuận không nhỏ cho MB. Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận tăng liên tục và mạnh qua các năm. Năm 2017, lợi nhuận TTQT tăng 3% so với năm 2016 và tăng thêm 10.81 tỷ đồng vào năm 2018, đạt 5.75% so với năm 2017. Con số này tăng ấn tượng từ năm 2019 trở lại đây. Cụ thể, lợi nhuận từ TTQT tăng 9.39% vào năm 2019 và 15% trong vòng 6 tháng đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm trước. Có thể nói dịch vụ TTQT của MB ngày càng phát triển thể hiện ở việc lợi nhuận ngày một tăng cao, đáp ứng được nhu cầu mở rộng kinh tế, giao thương nước ngoài của doanh nghiệp

b. Tỷ số Lợi nhuận TTQT/ Tổng lợi nhuận Ngân hàng: Trong một đồng lợi

nhuận ngân hàng thu được có bao nhiêu đồng lợi nhuận do hoạt động TTQT mang lại.

Bảng 2.4: Tỷ số giữa lợi nhuận TTQT và tổng lợi nhuận ngân hàng

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 6 tháng đầunăm 2020

Lợi nhuận TTQT 187.86 198.67 217.34 124.95 Tổng lợi nhuận ngân hàng 3490 6189.9 8068.6 4172.5

Tỷ số Lợi nhuận TTQT/Tổng lợi nhuận ngân hàng 5.4% 3.21% 2.69% 3.01%

(Nguồn: Báo cáo phòng thanh toán ngân hàng MB và báo cáo tài chính hợp nhất các năm)

Có thể thấy rằng, mặc dù lợi nhuận TTQT tăng đều qua các năm tuy nhiên tỷ số lợi nhuận TTQT/Tổng lợi nhuận ngân hàng giảm dần từ năm 2017 đến 2019, con số này bắt đầu có dấu hiệu phục hồi vào 6 tháng đầu năm 2020. Đối với một trung gian tài chính như MB, tỷ lệ này vẫn còn ở mức khá thấp. Lợi nhuận TTQT trên tổng lợi nhuận ngân hàng chỉ ở mức từ 3-5%. Giai đoạn 2017-2019 tỷ số này có sự giảm rõ rệt là do tổng lợi nhuận ngân hàng MB tăng lên mạnh mẽ, mức tăng của lợi nhuận TTQT không đáp ứng kịp mức tăng của tổng lợi nhuận.

Hiệu quả kinh doanh bật lên mạnh mẽ trong năm 2018 và 2019 khi MB quyết định cải thiện chất lượng tăng trưởng, kiểm toán tốt hiệu quả hoạt động tín dụng đồng thời phát triển mạnh mẽ các dịch vụ ngân hàng, tài chính để tăng sức cạnh tranh bền vững. Cùng với đó, giải pháp cốt lõi mà MB kiên định chỉ đạo, đó là phát triển mô hình Ngân hàng số. Cụ thể, bên cạnh việc chú trọng số hóa, tự động hóa các khâu trong phục vụ khách hàng, MB tập trung tăng cường năng lực kinh doanh số, tổ chức kinh doanh trực tiếp trên kênh số và kênh đối tác chiến lược, bán chéo trên kênh truyền thống, tái kiến trúc ứng dụng công nghệ thông tin và nâng cấp hệ thống quản lý quy trình BPM (Business Process maker) phục vụ chuyển dịch số.

Điều này có thể thấy rằng, mặc dù chất lượng được cải thiện, lợi nhuận TTQT tăng đều qua các năm tuy nhiên xét trên tổng thể sự phát triển của ngân hàng thì con số này chưa thực sự ấn tượng, cần cải thiện hơn nữa chất lượng hoạt động TTQT để gia tăng lợi nhuận tương xứng với sự tăng lên của lợi

nhuận toàn ngân hàng. Con số này thể hiện tại biểu đồ 2.8 dưới đây

Biểu đồ 2.8: tỷ số lợi nhuận TTQT trên tổng lợi nhuận

c. Tỷ số Lợi nhuận TTQT/ Vốn tự có : một đồng lợi nhuận TTQT được tạo ra từ

bao nhiêu đồng vốn tự có.

Bảng 2.5: Tỷ số giữa lợi nhuận TTQT và vốn tự có

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP Quân đội (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w