So sánh vị trí can thiệp tổn thương chỗ chia nhánh ĐMV

Một phần của tài liệu LVTS Y HỌC- NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM TỔN THƯƠNG VÀ KẾT QUẢ CAN THIỆP ĐẶT STENT CHỖ CHIA NHÁNH ĐỘNG MẠCH VÀNH THỦ PHẠM Ở BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG MẠCH VÀNH CẤP (FULL TEXT) (Trang 114 - 115)

Vị trí can thiệp Chúng tôi CARINAX [82] AXXESS Plus [79] DIVERGE[14] Nhóm 1 Nhóm 2 Provisional AXXESS LAD (%) 72,1 92,1 58 61 73,4 80,8 LCx (%) 10,0 5,9 23,5 23,5 17,3 14,6 RCA (%) 17,8 2,0 10,5 7,5 3,6 4,6

So sánh với các nghiên cứu của các tác giả nước ngoài khi sử dụng stent AXXESS trong can thiệp tổn thương chỗ chia nhánh ĐMV, kết quả cũng cho thấy tỷ lệ can thiệp tổn thương chỗ chia nhánh ĐMV chủ yếu ở vị trí LAD như trong nghiên cứu của chúng tôi (bảng 4.5). Như vậy có thể thấy đa số các trường hợp can thiệp tổn thương chỗ chia nhánh ĐMV là trên vị trí LAD.

4.3.1.3. Nhánh bên được bảo vệ bởi dây dẫn can thiệp

Chiến lược lựa chọn phương pháp can thiệp tổn thương chỗ chia nhánh ĐMV phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như tình trạng lâm sàng của BN, sự phân bố của mảng xơ vữa ở MV và SB, tương quan kích thước MV và SB, góc phân nhánh  tạo bởi DMV và SB, mức độ vôi hoá cũng như xoắn vặn của ĐMV… đồng thời cũng phụ thuộc vào kỹ năng và kinh nghiệm của bác sĩ can thiệp mà từ đó đưa ra quyết định chiến lược bảo vệ SB trong quá trình can thiệp tổn thương chỗ chia nhánh ĐMV.

Khi đánh giá tổn thương chỗ chia nhánh ĐMV, nếu thấy có nguy cơ mất SB (với những SB kích thước lớn hoặc vùng cơ tim được chi bởi SB phối rộng) trong quá trình can thiệp thì nên bảo vệ SB đó bằng dây dẫn can thiệp. Tuy

nhiên trong tình trạng cấp cứu, khi việc đưa được dây dẫn can thiệp vào SB dự đoán phải mất nhiều thời gian, làm chậm trễ thời gian tái thông dòng chảy ở MV thì có thể không cần bảo vệ SB ở một số tình huống cụ thể. Ở nghiên cứu của chúng tôi, SB được bảo vệ bởi dây dẫn là 75,9% trong đó ở Nhóm 1 là 62,2% và ở Nhóm 2 là 100%. Có sự khác biệt này là do chúng tôi chủ động đưa dây dẫn vào bảo vệ SB ở tất cả các BN ở Nhóm 2 được can thiệp có sử dụng stent AXXESS, do ở nhóm này SB có kích thước lớn kèm theo có tổn thương. Trong khi đó ở Nhóm 1 với những BN NMCT ST chênh lên có tổn thương liên quan chỗ chia nhánh ĐMV chúng tôi đánh giá nguy cơ mất SB thấp đồng thời muốn nhanh chóng tái thông dòng chảy ở MV và rút ngắn thời gian thủ thuật ở nhóm BN này nên hạn chế đưa dây dẫn vào SB. Kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự như nghiên cứu CARINAX, trong đó tỷ lệ dây dẫn bảo vệ SB ở Nhóm AXXESS là 90% còn ở Nhóm đặt stent vượt qua SB là 61,5% (Bảng 4.6).

Một phần của tài liệu LVTS Y HỌC- NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM TỔN THƯƠNG VÀ KẾT QUẢ CAN THIỆP ĐẶT STENT CHỖ CHIA NHÁNH ĐỘNG MẠCH VÀNH THỦ PHẠM Ở BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG MẠCH VÀNH CẤP (FULL TEXT) (Trang 114 - 115)