Các bước tiến hành nghiên cứu

Một phần của tài liệu LVTS Y HỌC- NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM TỔN THƯƠNG VÀ KẾT QUẢ CAN THIỆP ĐẶT STENT CHỖ CHIA NHÁNH ĐỘNG MẠCH VÀNH THỦ PHẠM Ở BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG MẠCH VÀNH CẤP (FULL TEXT) (Trang 41 - 42)

Các BN được khám lâm sàng lúc nhập viện, đặc biệt là tình trạng đau ngực, khó thở, ran ẩm ở phổi, nhịp tim, huyết áp, mức độ suy tim cấp theo Killip. Khai thác tiền sử về các yếu tố nguy cơ tim mạch. Đồng thời làm bệnh án nghiên cứu theo mẫu riêng (phần phụ lục 1).

Làm các xét nghiệm cận lâm sàng: điện tâm đồ, sinh hoá máu, công thức máu, siêu âm tim.

Chụp và can thiệp chỗ chia nhánh ĐMV được thực hiện tại phòng chụp mạch của Viện Tim mạch – Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội bằng máy chụp mạch Phillip (Hà Lan) và Toshiba (Nhật Bản), các thông số như đường kính lòng mạch tham chiếu, chiều dài tổn thương, phần trăm (%) đường kính hẹp trước và sau can thiệp được tính toán dựa trên phần mềm QCA của máy chụp mạch. Ngoài ra kết quả can thiệp MV và SB được đánh giá dựa vào thang điểm TIMI. Kết quả chụp và can thiệp ĐMV được ghi chép vào hồ sơ nghiên cứu và ghi trên đĩa CD-ROM.

Tất cả BN nghiên cứu đều được sử dụng thang điểm SYNTAX để đánh giá mức độ tổn thương phức tạp của ĐMV.

Sau khi can thiệp, các BN được theo dõi sát về diễn biến lâm sàng cho đến khi xuất viện: tình trạng đau ngực, khó thở, nhịp tim, huyết áp… và MACE (tử vong, NMCT, đột quỵ hoặc phải tái thông mạch đích) cũng như các biến cố phản vệ, suy thận cấp và chảy máu ở đường vào mạch máu. Ngoài ra BN còn được làm điện tâm đồ, sinh hoá máu, công thức máu và một số xét nghiệm cần thiết khác trong thời gian nằm viện sau can thiệp.

Theo dõi MACE và tái nhập viện vì suy tim sau can thiệp 1 tháng và 6 tháng. Phân tích, xử lý số liệu và viết báo cáo.

Một phần của tài liệu LVTS Y HỌC- NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM TỔN THƯƠNG VÀ KẾT QUẢ CAN THIỆP ĐẶT STENT CHỖ CHIA NHÁNH ĐỘNG MẠCH VÀNH THỦ PHẠM Ở BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG MẠCH VÀNH CẤP (FULL TEXT) (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(171 trang)
w